Khi thành lập doanh nghiệp, ai cũng mong muốn doanh nghiệp của mình phát triển tốt. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động đem đến khá nhiều rủi ro, nhiều vấn đề khiến công ty khó khăn trong hoạt động dẫn đến phá sản.
Công ty của bạn đang ở quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng? Công ty của bạn bị khởi kiện phá sản và Tòa án đã thụ lý? Làm sao để đảm bảo quyền và lợi ích của các cổ đông/thành viên góp vốn? GỌI NGAY để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý liên quan đến trình tự, thủ tục phá sản tại quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng dưới đây.
Từ điển Tiếng Việt giải thích phá sản là tình trạng một chủ thể (cá nhân, pháp nhân) mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Theo cách nói thông thường phá sản là tình trạng của một người bị vỡ nợ không còn bất cứ tài sản nào để trả các khoản nợ đến hạn.
Luật phá sản 2014 quy định: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Như vậy, có thể hiểu phá sản là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và cơ quan Nhà nước ra quyết định tuyên bố phá sản, chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp đó.
Xem thêm: Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là gì?
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
Xem thêm: Chủ thể nào có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Hồ sơ yêu cầu phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có các loại giấy tờ khác nhau tùy theo đối tượng nộp hồ sơ yêu cầu phá sản. Theo đó, hồ sơ bao gồm những giấy tờ chủ yếu sau:
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp
– Chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
– Chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.
– Các giấy tờ, tài liệu liên quan như: báo cáo tài chính, bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp,….
Xem thêm: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được pháp luật quy định như thế nào?
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với:
+ vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
+ doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
+ doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
+ vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
– Tòa án nhân dân cấp huyện đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết phá sản được xác định như thế nào?
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bước 2: Tòa án nhận đơn và thụ lý đơn
Bước 3: Mở thủ tục phá sản
Bước 4: Hội nghị chủ nợ
Bước 5: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Bước 6: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Xem thêm: Hội nghị chủ nợ được tiến hành như thế nào?
Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ lý hồ sơ. – Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản. – Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết. – Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ.
Công ty bạn không biết chuẩn bị hồ sơ phá sản như thế nào? Trình tự, thủ tục tiến hành phá sản ra sao?? Đừng tiếc một cuộc gọi, một tin nhắn cho LUẬT SƯ để được tư vấn MIỄN PHÍ.
1. Đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Xem thêm: Chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định như thế nào?
2. Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
+ Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
3. Thứ tự ưu tiên thanh toán
+ Chi phí phá sản
+ Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
+ Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Xem thêm: Tài sản được phân chia theo thứ tự nào
4. Lệ phí thực hiện thủ tục phá sản
Lệ phí phá sản là khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Mức lệ phí phá sản được quy định hiện nay là 1.500.000 VNĐ.
Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Tạm ứng chi phí phá sản là khoản tiền do Tòa án nhân dân quyết định để đăng báo, tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Tiền tạm ứng chi phí phá sản sẽ do tòa án nhân dân quyết định dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp và sẽ được thông báo sau khi nộp đơn yêu cầu phá sản.
Xem thêm: Pháp luật quy định như thế nào về lệ phí, chi phí phá sản?
05. Giải thể và phá sản khác nhau?
Giải thể và phá sản đều là những hoạt động chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, diễn ra quá trình phân chia tài sản tồn tại của doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản ( thuế, nợ, quyền lợi người lao động,….). Tuy nhiên, giải thể và phá sản có sự khác nhau rõ rệt về nguyên nhân dẫn đến tình trạng của doanh nghiệp, trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiến hành, hậu quả pháp lý,..
Xem thêm: Phân biệt giải thể và phá sản
06. Trách nhiệm do vi phạm pháp luật về phá sản
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp Quản tài viên, cá nhân của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản vi phạm pháp luật hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.
2. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
3. Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.
Làm thế nào để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của cổ đông/thành viên góp vốn hay người đứng đầu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đúng theo quy định của pháp luật và giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh? Hãy gọi ngay cho LUẬT SƯ để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé!
Phá sản doanh nghiệp là một thủ tục phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau. Trường hợp chưa nắm rõ quy định pháp luật về phá sản, chưa biết làm thế nào để bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình và các cổ đông, Hãy Liên Hệ Ngay với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ nhé.
Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn và phù hợp với quy định của pháp luật.