Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động ngân sách nhà nước năm 2023.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động ngân sách nhà nước
Luật ngân sách nhà nước là đạo luật quy định về lập, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân nước và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, Luật nhằm kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế; bảo đảm phát huy vai trò của ngân sách nhà nước; tăng quyền chủ động, trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc quản lí tài chính – ngân sách;

Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và hội nhập quốc tế trong giai đoạn phát triển mới; xây dựng nền tài chính lành mạnh, công khai, minh bạch, tăng cường kỉ cương, kỉ luật trong quản lí ngân sách..

Ngân sách nhà nước là tổng hợp các khoản thu và chi của nhà nước do cơ quan có thẩm quyền xác định và thực hiện trong một năm nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Ở địa phương, các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Vậy cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy bán nhân dân các cấp trong hoạt động ngân sách nhà nước quy định như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 31 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động ngân sách nhà nước

Nhiệm vụ chung

+ Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các nội dung quy định; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

+ Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

+ Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về lĩnh vực tài chính – ngân sách.

+ Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia.

+ Quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân quyết định; kiểm tra, báo cáo việc thực hiện ngân sách địa phương.

+ Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn.

+ Báo cáo, công khai ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ.

+ Chỉ đạo cơ quan tài chính địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính – ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động ngân sách nhà nước

Nhiệm vụ riêng đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định ở trên còn có nhiệm vụ sau đây:

+ Lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;

+ Lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm;

+ Quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các quỹ tài chính khác của Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động ngân sách nhà nước. Do đó, giúp quý vị khán giả hiểu rõ hơn về Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động ngân sách nhà nước

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư