Quy định về hồi hương thuyền viên. Bộ luật Hàng hải năm 2015.

Quy định về hồi hương thuyền viên. Bộ luật Hàng hải năm 2015

Hồi hương thuyền viên là gì? Được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Zluat sẽ làm rõ vấn đề này.

hồi hương thuyền viên

Hồi hương thuyền viên là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

Hồi hương thuyền viên

1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp sau đây:

a) Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn;

b) Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương;

c) Tàu bị chìm đắm;

d) Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;

đ) Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;

e) Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

2. Trường hợp thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì chủ tàu vẫn phải có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên về đúng nơi quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên nhưng thuyền viên phải hoàn trả chi phí cho chủ tàu.

Theo đó, thuyền viên được quyền hồi hương và được chủ tàu thanh toán chi phí hồi hương trong những trường hợp sau:

– Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn;

– Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương;

– Tàu bị chìm đắm;

– Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;

– Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;

– Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

Bên cạnh đó, nếu thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì thuyền viên phải hoàn trả chi phí hồi hương cho chủ tàu.

Trách nhiệm thực hiện hồi hương thuyền viên của chủ tàu

Theo quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 66 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

Hồi hương thuyền viên

4. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương bằng các phương tiện phù hợp và thuận lợi. Thuyền viên hồi hương được đưa tới địa điểm quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên hoặc địa điểm nơi thuyền viên cư trú.

5. Thời hiệu khiếu nại liên quan đến hồi hương của thuyền viên là 01 năm kể từ ngày hồi hương.

6. Chủ tàu có trách nhiệm lưu giữ trên tàu bản sao và cung cấp cho thuyền viên các văn bản pháp luật quy định về hồi hương.

7. Chủ tàu có trách nhiệm bảo đảm tài chính để chi trả cho thuyền viên khi hồi hương theo quy định của pháp luật.

8. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải thu xếp cho thuyền viên hồi hương, chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả các chi phí đó.

Theo đó, trách nhiệm hồi hương thuyền viên là của chủ tàu, bao gồm:

– Trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương bằng các phương tiện phù hợp và thuận lợi;

– Trách nhiệm đưa thuyền viên hồi hương được tới địa điểm được quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên với chủ tàu hoặc địa điểm nơi thuyền viên cư trú;

– Trách nhiệm lưu giữ trên tàu bản sao và cung cấp cho thuyền viên các văn bản pháp luật quy định về hồi hương;

– Trách nhiệm bảo đảm về tài chính để chi trả chi phí cho thuyền viên khi hồi hương;

– Trách nhiệm hoàn trả các chi phí hồi hương khi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải thu xếp cho thuyền viên hồi hương.

Trên đây là những quy định của pháp luật về hồi hương thuyền viên. Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư