Việc sử dụng các hợp chất để sản xuất thực phẩm được quy định như thế nào?.

(Zluat) – Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc sử dụng các hợp chất trong sản xuất thực phẩm? Bạn đọc H.T. hỏi.

Ảnh minh họa.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài – Công ty Luật TNHH Thuế và Luật Hà Nội, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, các hợp chất để sản xuất thực phẩm có thể được hiểu là chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; phụ gia thực phẩm; các hóa chất công nghiệp thực phẩm; chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật… được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.

Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được chủ định sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hay các thành phần của thực phẩm nhằm thực hiện mục đích công nghệ, có thể được tách ra hoặc còn lại trong thực phẩm.

Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm. Các hóa chất công nghiệp thực phẩm được dùng trong hoạt động sản xuất thực phẩm.

Khoản 1 Điều 10 của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010 quy định về điều kiện chung về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gồm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

– Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

– Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

– Quy định về bảo quản thực phẩm.

Cụ thể, thực phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn về hàm lượng quy định tại các văn bản pháp luật như sau như sau:

– Quy định về chất phụ gia thực phẩm: Thông tư 24/2019/TT-BYT;

– Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Thông tư 50/2016/TT-BYT;

– Giới hạn vi sinh vật gây bệnh: Thông tư 05/2012/TT-BYT;

– Dư lượng thuốc thú ý, Dư lượng kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm: Quyết định 46/2007/QĐ-BYT.

Như vậy, đối với những chất/ hợp chất không được liệt kê trong danh mục được phép sử dụng hoặc được liệt kê trong danh mục chất cấm thì sẽ không được phép sử dụng.  

Trên thực tế, việc quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất đối với từng loại thực phẩm là do từng quốc gia, khu vực quy định. Mỗi quốc gia, khu vực đơn phương đưa ra tiêu chuẩn trong việc sử dụng các hợp chất để sản xuất thực phẩm là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách xuất nhập khẩu mỗi nước, điều kiện kỹ thuật, phương thức quản lý, thói quen tiêu dùng, điều kiện khí hậu, môi trường, thời tiết, điều kiện sống, sức khỏe con người,…

HỒNG HẠNH

Điều chỉnh thuế suất, thuế xuất khẩu một số mặt hàng

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư