Chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ dân sự.

Chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ dân sự

chuyen-giao-quyen-yeu-cau

Khái niệm chuyển giao quyền yêu cầu

Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa bên có quyền với bên thứ ba (bên thế quyền) nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho bên thứ ba đó. Bên thế quyền là chủ thể mới, có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ đối với mình.

Nghĩa vụ của bên chuyển giao quyền yêu cầu

Theo quy định tại Điều 366 BLDS 2015 quy định như sau:

1. Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền.

2. Người chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.”

Bên cạnh đó, bên chuyển quyền cũng phải có nghĩa vụ chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền. Giấy tờ có liên quan có thể bao gồm tất cả các loại giây tờ bên chuyển quyền có được từ mối quan hệ với bên có nghĩa vụ như hợp đồng chính, hợp đồng bảo đảm, chứng minh thư, sổ hộ khẩu, hóa đơn, chứng từ…Đây là một nghĩa vụ pháp lý nói chung và là một nghĩa vụ dân sự nói riêng cho nên nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong những nội dung trên thì bị coi là vi phạm nghĩa vụ dân sự và phải gánh chịu trách nhiệm dân sự. Khi chuyển giao quyền yêu cầu thì bên chuyển quyền đã hoàn toàn chấm dứt quyền của mình đối với bên có nghĩa vụ.

Các trường hợp không được phép chuyển giao quyền yêu cầu

Theo Khoản 1 Điều 365 Bộ luật dân sự 2015:

“Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:

a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.”

Biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khi chuyển giao quyền yêu cầu

Điều 368 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.”

Biện pháp bảo đảm được hiểu là biện pháp do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà theo đó bên bảo đảm dùng tài sản hoặc công việc mình có khả năng thực hiện được để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Biện pháp bảo đảm theo Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản; đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp; cầm giữ tài sản. Chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm kèm theo như: Chuyển giao quyền đòi nợ trong hợp đồng vay có bảo đảm bằng thế chấp; chuyển giao quyền yêu cầu giao tiền trong hợp đồng mua bán có bảo đảm bằng đặt cọc..

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về chuyển giao quyền yêu cầu theo quy định Bộ luật dân sự 2015. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi  Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các luật sư chuyên môn khác.

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư