Điều kiện để thực hiện chi thường xuyên?.

(Zluat) – Điều kiện để thực hiện chi thường xuyên là gì? Vì sao khi chi thường xuyên phải thực hiện đầy đủ các điều kiện đó? Bạn đọc N.S (Bắc Ninh) có hỏi.

Ảnh minh họa.

Theo khoản 6, Điều 4, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 có quy định: “Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh“.

Điều kiện thực hiện chi thường xuyên được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 12 Luật Ngân sách Nhà nước 2015, theo đó, chi thường xuyên chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, người được ủy quyền quyết định chi và đáp ứng các điều kiện trong lĩnh vực chi thường xuyên. Cụ thể, đối với chi thường xuyên phải đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ.

Khi chi thường xuyên phải đủ các điều kiện trên bởi vì:

+ Chi thường xuyên không mang tính hoàn trả trực tiếp. Nếu không quy định điều kiện chi thì tất cả các tổ chức, cá nhân đều có nhu cầu sử dụng các khoản từ ngân sách nhà nước để chi đáp ứng nhu cầu của mình, có thể gây thất thoát, lãng phí.

+ Để sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước chi cho chi thường xuyên và quản lý các khoản chi của ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên thì phải có các qui định, các định mức, dựa trên định mức để quản lý.

+ Phải chi đúng tiêu chuẩn, đúng định mức để đảm bảo sử dụng hiệu quả và công bằng.

+ Nguồn chi thường xuyên là từ quỹ ngân sách nhà nước vì vậy phải có trong dự toán được giao để bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước.

+ Phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng hoặc người được thủ trưởng đơn vị ủy quyền quyết định chính để gắn với trách nhiệm giải trình.

TRÀ MY

/chua-tot-nghiep-cap-3-co-phai-di-nghia-vu-quan-su-khong.html

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư