Chuyển đổi doanh nghiệp thành hộ kinh doanh được không?.

Chuyển đổi doanh nghiệp thành hộ kinh doanh được không?

Căn cứ pháp lý: Điều 202 đến 205 Luật Doanh nghiệp 2020.

Việc chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp được coi là những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó, các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm:

– Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần;

– Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên;

– Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

– Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Như vậy, doanh nghiệp không thể chuyển thành hộ kinh doanh theo hình thức trực tiếp.

Căn cứ pháp lý: Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Theo đó, hộ kinh doanh có thể chuyển thành doanh nghiệp.

Lưu ý: Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tương tự như hồ sơ thành lập mới. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

Chuyển doanh nghiệp thành hộ kinh doanh bằng cách nào?

Như đã phân tích, doanh nghiệp không thể trực tiếp chuyển thành hộ kinh doanh. Tuy nhiên chủ doanh nghiệp, cổ đông, người góp vốn vẫn có thể chuyển doanh nghiệp của mình thành hộ kinh doanh thông qua hình thức gián tiếp theo quy trình sau đây:

1. Giải thể doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý: Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020.

Theo đó, doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo hai hình thức chính:

– Giải thể tự nguyện;

– Giải thể bắt buộc (Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng được phép giải thể. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Cụ thể, doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi đối với những người có liên quan, bao gồm: người lao động, chủ nợ, đối tác kinh doanh, cơ quan nhà nước,…

2. Thành lập hộ kinh doanh

* Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định cụ thể tại Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

STT

Tên tài liệu

1

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

2

Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doan

3

Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

4

Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

5

Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

 * Nơi nộp hồ sơ:

Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh

* Thời gian làm thủ tục:

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.

* Lệ phí giải quyết

Căn cứ pháp lý: Thông tư 85/2019/TT-BTC.

Theo đó, lệ phí giải quyết do HĐND cấp tỉnh quyết định. Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.

Như vậy: doanh nghiệp không thể trực tiếp chuyển thành hộ kinh doanh mà phải thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp, sau đó đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư