Khái niệm cơ quan năm 2022.

Khái niệm cơ quan hiện nay gặp rất nhiều thắc mắc. Hãy cùng Zluat hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khái niệm cơ quan năm 2022

Khái niệm cơ quan

Theo cách hiểu thông thường, cơ quan có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:

– Cơ quan là một đơn vị, một bộ phận của bộ máy nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau phù hợp với quy định của pháp luật.

– Cơ quan là một địa điểm làm việc của cá nhân.

– Cơ quan là một bộ phận của cơ thể thực hiện một số chức năng nhất định.

Vì vậy, cơ quan có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, với mục đích của bài viết này, chúng tôi đề cập đến cơ quan như một đơn vị hoặc một bộ phận của bộ máy trong nước của quốc gia, hay nói cách khác là cơ quan nhà nước. Cơ quan quyền lực của nhà nước, được thành lập và ủy quyền theo luật, thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.

Đặc điểm của cơ quan

Cơ quan (cơ quan nhà nước) có các đặc điểm sau:

– Sở hữu quyền lực nhà nước;

– Nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực của nhà nước;

– Quyền lực của cơ quan có những giới hạn về không gian, thời gian và đối tượng chịu

sự tác động phụ thuộc theo địa vị pháp lý của cơ quan đó trong Bộ máy nhà nước;

– Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết trong phạm vi thẩm

quyền của mình;

– Trong phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật; đồng thời giám sát thực hiện các văn bản mà mình đã ban hành;

– Mỗi cơ quan có hình thức và phương thức hoạt động riêng, tuân theo các quy định pháp luật đã đặt ra.

Khái niệm cơ quan năm 2022

Phân loại cơ quan

Căn cứ vào những yếu tố khác nhau thì có thể phân loại cơ quan thành những nhóm khác nhau, cụ thể như sau:

– Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền theo lãnh thổ thì có:

+ Cơ quan ở Trung ương;

+ Cơ quan ở địa phương.

Như vậy, chính quyền trung ương sẽ có thẩm quyền bao trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, còn chính quyền địa phương sẽ chỉ có quyền điều tiết trong giới hạn của địa phương mình.

– Căn cứ vào thẩm quyền, có thể phân chia thành:

+ Cơ quan có thẩm quyền chung;

+ Cơ quan có thẩm quyền riêng.

Những cơ quan có thẩm quyền chung có thể quyết định những bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội, cộng đồng; cơ quan có thẩm quyền riêng có quyền quyết định những vấn đề cụ thể, trong một phạm vi nhất định.

– Căn cứ vào trình tự thành lập thì có thể chia thành:

+ Cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra;

+ Cơ quan không do nhân dân trực tiếp bầu ra.

– Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực thì có thể phân chia thành:

+ Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất; Hội đồng nhân dân (các cấp) là cơ quan quyền lực ở địa phương;

+ Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ,

+ UBND các cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

+ Cơ quan tư pháp: Tòa án, Viện kiểm sát.

Những câu hỏi thường gặp

Khái niệm cơ quan chủ quản là gì?

Cơ quan chủ quản là cơ quan thực hiện nhiệm vụ chủ quản. Trong cơ quan có sự tham gia, có sự phân công và phối hợp làm việc của nhiều đối tượng.

Trong đó, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chính đối với việc quản lí trực tiếp lao động, tài sản, nhân lực của một ngành, một đơn vị công tác, một lĩnh vực hoạt động, một số công việc nào đó trong xã hội. Như vậy, họ phải thực hiện chính các chức năng quản lý, đảm bảo hoàn thành công việc.

Chủ quản được tổ chức ở nhiều lĩnh vực cũng như công việc khác nhau trong xã hội. Có thể đảm nhận trong một ngành, một đơn vị công tác hay đặc thù của một lĩnh vực hoạt động. Do đó mà công việc chuyên môn được tổ chức thực hiện cũng khác nhau.

Cơ quan chủ quản có trách nhiệm và quyền hạn nhất định theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, họ phải tuân thủ theo điều lệ, quy chế hoạt động cụ thể của tổ chức đó. Các cơ quan chủ quản tiến hành làm việc để mang đến chất lượng công việc trong mục đích quản lý.

Khái niệm cơ quan năm 2022

Cơ quan hành chính nhà nước gồm những cơ quan nào?

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.

Cơ quan hành chính nhà nước được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí như phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc.

– Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ thì cơ quan hành chính nhà nước được chia làm hai loại là:

+ Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương; Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ.

Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

+ Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Những cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có chức năng quản lý hành chính nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trên phạm vi lãnh thổ tương ứng được giới hạn bởi sự phân chia địa giới hành chính.

Cơ quan nhà nước là gì?

Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định về cơ quan năm 2022.

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư