Quy định về trách nhiệm của Nhà nước về hoạt động hợp tác quốc tế năm 2023.

Quy định về trách nhiệm của Nhà nước về hoạt động hợp tác quốc tế

Quy định về trách nhiệm của Nhà nước về hoạt động hợp tác quốc tếTrách nhiệm của Nhà nước về hoạt động hợp tác quốc tế
Căn cứ pháp lý

– Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

– Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

– Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

– Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Quy định về trách nhiệm của Nhà nước về hoạt động hợp tác quốc tế

Khái quát về hợp tác quốc tế

Theo từ điển tiếng Việt, “hợp tác” được hiểu là những hoạt động cùng nhau hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, lĩnh vực nhất định, vì một mục đích chung.

Theo đó, “hợp tác quốc tế” là hoạt động của các quốc gia trên thế giới hợp tác với nhau, giúp đỡ nhau vì lợi ích chung trong một lĩnh vực nhất định. Hợp tác quốc tế là xuất phát từ hai chủ thể trở lên và là các quốc gia khác nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển về nhiều mặt từ kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục.

Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, hợp tác quốc tế là tất yếu để đưa nước ta phát triển toàn diện và sâu rộng. Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: thương mại, y tế, lương thực, nông nghiệp, giáo dục, khoa học… với nhiều nước và khu vực trên thế giới. Đó là sự hợp tác quốc tế toàn diện góp phần phát triển đất nước.

Những lợi ích do hợp tác quốc tế mang lại là: Hợp tác quốc tế để cùng giải quyết những vấn đề toàn cầu bức xúc; Hỗ trợ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển; Hợp tác quốc tế nhằm đạt mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại; Nước ta có điều kiện đi tắt đón đầu khoa học và công nghệ tiên tiến, thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế, đuổi kịp các nước phát triển; Tạo điều kiện để nước ta và các nước hợp tác hữu nghị, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi.

Quy định về trách nhiệm của Nhà nước về hoạt động hợp tác quốc tế

Mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế

Trong các cơ sở giáo dục đại học, với trình độ giáo dục bậc cao và yêu cầu nền tảng kiến thức sâu rộng, để kết nối được với tri thức trên toàn thế giới, tiếp cận những nền khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất thì phải cần đến sự hợp tác quốc tế, giao lưu với những cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài.

Chẳng hạn, các trường đại học lớn và nổi tiếng của Úc, Anh, Mỹ… luôn dành những suất học bổng tài trợ cho những sinh viên xuất sắc trên toàn thế giới sang đó học tập và nghiên cứu. Hay như trường hợp hàng năm có những trường đại học ở nước ta tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa – trao đổi sinh viên, trao đổi sinh viên là cơ hội tuyệt vời để khám phá một nền văn hóa mới có chiều sâu.

Với một năm học tập sinh sống tại nước ngoài, sống cùng gia đình bản xứ và học tại trường bản địa, không chỉ giúp nâng cao khả năng ngoại ngữ của học sinh mà các em sẽ dần tự lập, hình thành tình bạn, phát triển mối quan hệ với bạn bè quốc tế. Khi thế giới không còn giới hạn trong một nền văn hóa, con người sẽ có cách hiểu mới về bản thân.

Đối với sinh viên các cơ sở giáo dục đại học, việc trở thành sinh viên trao đổi quốc tế càng trở nên hấp dẫn hơn bởi đây là lúc sinh viên bắt đầu cần tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc để chuẩn bị cho con đường tương lai của mình. Khi tham gia chương trình giao lưu văn hóa cấp đại học, chắc chắn bạn sẽ có được những kinh nghiệm và trải nghiệm quý báu.

Như vậy, có thể thấy hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục nói riêng và trong các lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội nói chung là điều cần thiết, đem lại những lợi ích nhất định. Theo Điều 43 của Luật Giáo dục đại học thì mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế trong các cơ sở giáo dục đại học đó là:

Điều 43. Mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế

  1. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
  2. Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục đại học phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”

Trách nhiệm của Nhà nước về hợp tác quốc tế

Căn cứ vào Điều 48 của Luật Giáo dục đại học thì trách nhiệm của Nhà nước về hợp tác quốc tế được quy định như sau:

– Chính phủ có chính sách phù hợp thực hiện các cam kết song phương (khi sự hợp tác quốc tế về giáo dục xảy ra giữa hai quốc gia có chủ quyền, tạo nên mối quan hệ song phương) và đa phương (khi hoạt động hợp tác quốc tế của nhiều quốc gia, các quốc gia công nhận nhau là quốc gia có chủ quyền và đồng ý quan hệ ngoại giao, tạo nên mối quan hệ hợp tác đa phương).

Nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học theo nguyên tắc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục đại học; tăng cường quản lý về liên doanh, liên kết giáo dục đại học với nước ngoài.

– Chính phủ quy định chính sách đầu tư, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các nhà khoa học và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; quy định cụ thể điều kiện, thủ tục về hợp tác quốc tế quy định tại các điều 44, 45 và 46 của Luật này.

– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc khuyến khích cơ sở giáo dục đại học đầu tư, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong hoạt động giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với nước ngoài; quy định việc quản lý hoạt động cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam, việc liên kết của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Quy định về trách nhiệm của Nhà nước về hoạt động hợp tác quốc tế

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư