Xử lý hành vi truyền đạo trái phép năm 2023.

Xử lý hành vi truyền đạo trái phép năm 2023

Thời gian gần đây, trên địa bàn của một số tỉnh, thành tại Việt Nam xuất hiện các tà đạo được tổ chức dưới danh nghĩa hội thánh, hội từ thiện, hội vì sức khỏe cộng đồng nhằm lôi kéo, dụ dỗ, tập hợp nhiều người để truyền đạo trái phép. Vậy truyền đạo trái phép bị xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Nam Sơn sẽ làm rõ vấn đề này.

 

Xử lý hành vi truyền đạo trái phép năm 2023

Truyền đạo trái phép bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

– Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

uy nhiên, tính đến thời điểm này, vẫn chỉ có dự thảo Nghị định xử phạt hành chính lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo, chưa có văn bản chính thức. Trong Nghị định 144/2021/NĐ-CP tại điểm c khoản 4 Điều 7 có quy định về hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và gấp đôi đối với tổ chức. Hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. 

Quy định về cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp

Căn cứ Điều 46 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp như sau:

– Trước khi tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.

Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức đề nghị, tên cuộc lễ, người chủ trì, nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, quy mô, thành phần tham dự cuộc lễ.

– Trước khi giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký, chức sắc, chức việc, nhà tu hành có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.

Văn bản đề nghị nêu rõ họ và tên người đề nghị, nội dung, lý do, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, thành phần tham dự.

– Thẩm quyền chấp thuận tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp:

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở một huyện trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;

+ Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có trách nhiệm hỗ trợ bảo đảm an ninh, trật tự cho cuộc lễ, giảng đạo.

Xử lý cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ

Căn cứ Điều 65 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về xử lý cán bộ, công chức để xảy ra vi phạm như sau:

Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm sau đây:

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

– Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;

– Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.

Trên đây là những quy định của pháp luật về Xử lý hành vi truyền đạo trái phép năm 2023.  Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư