Dịch vụ xin cấp giấy phép quảng cáo.

Với mục đích mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng thì hoạt động quảng cáo đóng vai trò rất quan trọng.  Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi quảng cáo  doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải xin giấy phép quảng cáo mới được tiến hành hoạt động quảng cáo.

Bạn có nhu cầu quảng cáo? Không biết hồ sơ, trình tự, thủ tục xin giấy phép quảng cáo ra sao? GỌI NGAY để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép quảng cáo dưới đây.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật Quảng cáo 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018;

– Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

– Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

– Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế;

– Thông tư số 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn thực phẩm.

GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO LÀ GÌ?

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Giấy phép quảng cáo là giấy phép cấp cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo, cơ quan đăng ký sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo sau khi thẩm định hồ sơ và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

CÁC TRƯỜNG HỢP XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để có thể mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng hoặc sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động quảng cáo để sản phẩm/dịch vụ của Doanh nghiệp đến với người sử dụng. Tuy nhiên, một số sản phẩm/dịch vụ sẽ bắt buộc phải xin phép quảng cáo trước khi được phép tiến hành hoạt động quảng cáo. Cụ thể như sau:

– Quảng cáo thuốc

– Quảng cáo mỹ phẩm

– Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm

– Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế

– Quảng cáo trang thiết bị y tế

– Quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ

– Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

– Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y

–  Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi.

Xem thêm: Dịch vụ làm giấy phép quảng cáo thực phẩm nhanh tại Hà Nội

HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO

Đối với mỗi loại sản phẩm, dịch vụ cần xin giấy phép quảng cáo thì thành phần hồ sơ sẽ có những điểm khác nhau. Ví dụ như đối với quảng cáo thuốc, hồ sơ bảo gồm:

+ Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;

+ Giấy phép lưu hành sản phẩm do Cục Quản lý dược cấp hoặc quyết định cấp số đăng ký thuốc tại Cục Quản lý dược.

+ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế phê duyệt.

+ Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo;

+ Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo

+ Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã đ­ược cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.

 + Văn bản ủy quyền hợp lệ;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thư­ơng nhân n­ước ngoài của đơn vị được ủy quyền.

Hay hồ sơ xin giấy phép quảng cáo đối với thực phẩm bao gồm:

+ Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;

+ Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo

+ Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã đ­ược cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.

+ Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

+ Tài liệu hợp lệ, tin cậy chứng minh cho tính năng, công dụng, thông tin của sản phẩm trong trường hợp nội dung quảng cáo nêu tính năng, công dụng, thông tin không có trong bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Bước 3: Nhận kết quả

Xem thêm: Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo

CƠ QUAN TIẾP NHẬN HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO

Tùy thuộc vào từng sản phẩm, dịch vụ quảng cáo dẽ do cơ quan được phân công tiếp nhận hồ sơ và tiếp hành thẩm định hồ sơ trước khi đồng ý cấp giấy phép quảng cáo. Zluat thông tin đến quý khách hành một số cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo như sau:

– Cục quản lý Dược: Thẩm định hồ sơ cấp giấy phép quảng cáo cho dược phẩm

– Cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Thẩm định hồ sơ cấp giấy phép quảng cáo cho thực phẩm chức năng…

– Sở y tế: Cấp giấy phép quảng cáo cho mỹ phẩm, cơ sở khám chữa bệnh

THỜI HẠN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu quy định. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

Có rất nhiều trường hợp gặp khó khăn khi họ tự mình tiến hành xin giấy phép quảng cáo do chuẩn bị hồ sơ thiếu hoặc chưa đúng với yêu cầu, không nắm rõ được các quy định của nhà nước,…. Đừng tiếc một cuộc gọi, một tin nhắn cho LUẬT SƯ để được tư vấn MIỄN PHÍ.

MỘT SỐ CÂU HỎI KHI XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO

1. Có phải dịch tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo?

– Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

– Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.

2. Mức xử phạt đối với hành vi quảng cáo không có giấy phép quảng cáo là bao nhiêu?

Theo nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo quy định, Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi quảng cáo không có giấy phép quảng cáo sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

3. Lệ phí xin cấp giấy phép quảng cáo là bao nhiêu?

Lệ phí là khoản tiền đã được ấn định mà bắt buộc cá nhân, tổ chức khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công và phục vụ cho công việc quản lý nhà nước. Khi nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước, người nộp hồ sơ phải nộp lệ phí theo quy định. Theo đó, mỗi đối tượng hồ sơ sẽ có mức thu lệ phí khác nhau. Ví dụ: tại Thông tư số 279/2016/TT-BTC quy định thì mức lệ phí xin giấy phép quảng cáo thực phẩm được tính là 1.200.000/1 bộ hồ sơ. Ngoài ra còn có thể phát sinh một số chi phí như chi phí đi lại, chi phí làm hồ sơ, thuê dịch vụ và các chi phí liên quan khác.

DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO

Trường hợp không thể tự mình tiến hành làm giấy phép quảng cáo không có thời gian thực hiện, chưa nắm rõ quy định pháp luật về giấy phép quảng cáo, hãy liên hệ ngay với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ với chi phí tốt nhất.

Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành thủ tục làm nhiều loại giấy phép nhanh, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư