Điều 36 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 – Công ty Zluat.

Kinh doanh bảo hiểm được định nghĩa: “Là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm , trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu các bạn về Điều 36 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 – Công ty Zluat. Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé. 


Điều 36 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 - Công ty Zluat
Điều 36 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 – Công ty Zluat

1.Quy định chung của pháp luật về luật kinh doanh bảo hiểm 2000

Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về các loại hình bảo hiểm gồm: Bảo hiểm nhân thọ; Bảo hiểm phi nhân thọ; Bảo hiểm sức khỏe;

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Gồm có hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm hợp đồng dân sự, hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Hợp đồng bao hiểm phải được lập thành văn bản. Hợp đồng bảo hiểm cần có các nội dung về tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng; Đối tượng bảo hiểm; Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản; Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; Thời hạn bảo hiểm; Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; Các quy định giải quyết tranh chấp; Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng theo Khoản 1 Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm; đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định;…; có nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm; trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;…theo Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm.                                                                                                                         

Bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm; yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;… có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;… theo Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm.   Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng quy định chi tiết về các loại hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự về đối tượng hợp đồng, số tiền bảo hiểm, căn cứ trả tiền,…

Doanh nghiệp bảo hiểm gồm các loại hình: công ty cổ phần bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, hợp tác xã bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Các doanh nghiệp bảo hiểm có nghiệp vụ là kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm; đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất; giám định tổn thất; đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn; quản lý quỹ và đầu tư vốn theo Điều 59, Điều 60 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Luật quy định về điều kiện thành lập cũng như thẩm quyền cấp giấy phép cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm có thể giới thiệu, chào bán bảo hiểm; thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm; thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Luật quy định về điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm, nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm…

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm. Doanh nghiệp môi giới thực hiện việc cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm; đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.

Về vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm do Chính phủ quy định. Và doanh nghiệp bảo hiểm phải ký quỹ tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Doanh nghiệp khoản có khoản dự phòng nghiệp vụ nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực: mua trái phiếu Chính phủ; mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản; góp vốn vào các doanh nghiệp khác; cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Luật quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động, thẩm quyền cấp giấy phép, hồ sơ cấp giấy phép,…

2.Phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm

Luật Kinh doanh bảo hiểm có phạm vi điều chỉnh bao gồm các tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm) và các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp chính đáng của các đối tượng trên (Điều 1. Luật Kinh doanh hiểm quy định).

3. Điều 36 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 – Công ty Zluat

Điều  36 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định như sau:

Điều 36. Không được khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm

Trong bảo hiểm con người, nếu bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.”

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư