Quy định về Hợp đồng mua, bán nợ tại Việt Nam năm 2023.

Cùng với sự phát triển của các hoạt động kinh tế – xã hội, nợ đã trở thành một quyền về tài sản, vì vậy tính chuyển giao của nó cũng được thừa nhận. Pháp luật Việt Nam hiện nay cũng ghi nhận khoản nợ là một loại hàng hóa có thể giao dịch thông qua hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, để hợp đồng mua, bán nợ có giá trị pháp lý và đảm bảo các quyền và nghĩa vụ được thực thi, các bên cần lưu ý các quy định về hợp đồng mua, bán nợ. Vậy Quy định về Hợp đồng mua, bán nợ tại Việt Nam năm 2023 như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


Mua Bán Nợ
Quy định về Hợp đồng mua, bán nợ tại Việt Nam năm 2023

1. Mua bán nợ là gì?

Nợ là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.

Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.

Hoạt động mua bán nợ không phải là hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán nợ không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi của tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  • Hoạt động bán nợ đối với các khoản nợ của chính chủ nợ, không bao gồm các khoản nợ mà chủ nợ đã mua từ các chủ nợ khác;
  • Hoạt động mua nợ không nhằm mục đích bán lại cho tổ chức, cá nhân, bao gồm cả hoạt động mua nợ để chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xử lý tài sản bảo đảm;
  • Các hoạt động mua bán nợ khác không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi

Người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Đồng thời người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
  • Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;
  • Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;
  • Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.

2. Quy định về Hợp đồng mua, bán nợ tại Việt Nam năm 2023

Thứ nhất, xét về quyền giao kết Hợp đồng mua bán nợ, theo quy định của Bộ luật Dân sự quy định về mua bán quyền tài sản có đề cập đến quyền tài sản là quyền đòi nợ ở Việt Nam. Theo đó, nợ trở thành đối tượng của hợp đồng mà các bên có thể chuyển giao như đối với một loại tài sản đặc biệt. Ngoài ra, Hợp đồng mua, bán nợ nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu đối với khoản nợ và đồng thời chuyển nghĩa vụ của bên bán nợ cho bên mua nợ. Đây là giao dịch hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nợ. Do đó, các bên có thể giao kết Hợp đồng mua, bán nợ mà không cần có sự đồng ý của bên nợ.

Thứ hai, về mặt hình thức của Hợp đồng mua, bán nợ, căn cứ quy định mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì mua, bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ. Như vậy, Hợp đồng mua, bán nợ phải bắt buộc được lập thành văn bản.

Hơn nữa, Hợp đồng mua, bán nợ phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên mua, bán nợ[4]. Vì vậy, theo quy định này, Hợp đồng mua, bán nợ không bắt buộc các bên phải công chứng hoặc chứng thực. Do đó, nếu xét thấy cần thiết các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc công chứng hoặc chứng thực Hợp đồng mua, bán nợ. Thêm vào đó, các bên có thể thỏa thuận có thể lập thêm Hợp đồng bằng tiếng nước ngoài và các bên cần thống nhất ngôn ngữ nào của Hợp đồng sẽ được chọn sử dụng khi xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, đối với trường hợp bên mua nợ và bên bán nợ là tổ chức có tư cách pháp nhân thì ngoài việc đại diện hợp pháp để ký tên thì Hợp đồng cần được đóng dấu. Đây là những quy định nghiêm ngặt về hình thức xác lập để đảm bảo tính hợp pháp về hình thức của hợp đồng.

Thứ ba, về nội dung của Hợp đồng mua, bán nợ, Hợp đồng mua, bán nợ phải có những nội dung chủ yếu sau đây[5]: (i) Thời gian ký kết hợp đồng mua, bán nợ; (ii) Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng mua, bán nợ; (iii) Tên, chức danh người đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán nợ; (iv) Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan (nếu có) tới khoản nợ được mua, bán; (v) Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ; (vi)  Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối khoản nợ được mua, bán (nếu có); (vii) Giá bán nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán; (viii) Thời điểm, phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); Thời điểm bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của bên bán nợ; (ix) Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ; (x) Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng; (xi) Giải quyết tranh chấp phát sinh. Đây là những nội dung cơ bản, bắt buộc phải có đối với Hợp đồng mua, bán nợ. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác[6] trong hợp đồng mua, bán nợ không trái với quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện Hợp đồng mua, bán nợ, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung của Hợp đồng mua, bán nợ. Tuy nhiên, việc quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ phải dựa trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

Như vậy, việc xác lập Hợp đồng mua, bán nợ tại Việt Nam về cơ bản cũng giống như các giao dịch chuyển quyền tài sản khác. Tuy nhiên, nợ là đối tượng đặc biệt của quyền tài sản, do vậy các bên cần tìm hiểu và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về nội dung và hình thức của hợp đồng để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên.

Trên đây là Quy định về Hợp đồng mua, bán nợ tại Việt Nam năm 2023 mà Zluat muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư