Thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh của Công ty tại Thanh Hóa 500K.

Sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp của bạn có nhu cầu mở rộng hoặc thu hẹp lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu thực tế đặt ra? Pháp luật về doanh nghiệp tại Việt Nam cho phép điều này, tuy nhiên việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh phải được thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Bạn muốn biết thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng kí kinh doanh? GỌI NGAY để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật về doanh nghiệp quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

Khi tiến hành đăng kí thành lập mới, doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai các ngành nghề mà mình sẽ hoạt động kinh doanh. Sau một thời gian hoạt động, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế, doanh nghiệp có thể mở rộng, thu hẹp hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp. Tuy nhiên, việc bổ sung, thay đổi các ngành nghề kinh doanh phải không thuộc các ngành nghề bị Nhà nước cấm kinh doanh và phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Xem thêm: Các ngành nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh?

Theo quy định của Luật đầu tư 2020: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

Điều kiện kinh doanh là điều kiện mà pháp luật quy định chủ thể kinh doanh phải có khi kinh doanh trong một số ngành nghề nhất định, bao gồm:

– Điều kiện về giấy phép kinh doanh;

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

– Điều kiện về chứng chỉ hành nghề;

– Điều kiện về vốn pháp định;

– Một số điều kiện khác (văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư…).

Xem thêm: Mã ngành nghề kinh danh có điều kiện là gì?

Theo Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử, các mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động sau sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử.

Cụ thể, website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; website có chuyên mục mua bán, cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Về mặt bản chất và phương thức tổ chức, hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội cũng giống với hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên, người bán hàng trên đó không phải đăng ký với Bộ Công Thương mà doanh nghiệp vận hành mạng xã hội, website này mới phải tiến hành đăng ký.

Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân bạn không phải đăng ký kinh doanh bán hàng online. Mà việc đăng ký là do website có chuyên mục mua bán, cho phép bạn tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ thực hiện.

Căn cứ theo nội dung quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử thì người bán trên mạng xã hội không phải đăng ký với Bộ Công Thương.

Tuy nhiên, người bán hàng trên mạng xã hội phải có trách h xác thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại của người bán, mã số thuế cá nhânnhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử như: cung cấp đầy đủ và chín… cho chủ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ; cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định khi bán hàng hóa…

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi , bổ sung ngành nghề kinh doanh, đồng nghĩa với việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp bắt buộc phải thông báo tới cơ quan nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Chat Ngay với Luật Sư để tư vấn về thủ tục thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp NHANH NHẤT, CHI PHÍ THẤP NHẤT.

Khi đã xác định những ngành nghề kinh doanh cần phải thay đổi, bổ sung, nội bộ doanh nghiệp sẽ bàn bạc và đưa ra quyết định cuối cùng. Sau đó, cần tiến hành thủ tục thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm có thay đổi. Quá thời hạn quy định trên, doanh nghiệp sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể lên đến 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng).

Trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

– Khi ghi mã ngành nghề kinh tế trong hồ sơ, doanh nghiệp cần nghi mã ngành cấp 4 được quy định tại Quyết định 27/2018 QĐ – TTG về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành;

– Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh, với các ngành nghề có Luật chuyên ngành điều chỉnh, doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

– Đối với ngành nghề có điều kiện và yêu cầu chứng chỉ hành nghề khi hoạt động khi ghi mã ngành nghề, doanh nghiệp tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Lưu ý: Tại thời điểm hiện tại, khi thêm ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp không cần phải nộp kèm theo hồ sơ chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề thay đổi, bổ sung.

Tại sao hồ sơ của bạn không được chấp thuận? Thời hạn thông báo thay đổi sắp hết? Vậy phải làm gì để cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của bạn? ĐỪNG TIẾC một cuộc gọi, một tin nhắn cho LUẬT SƯ để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Thay đổi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh ở đâu? Câu trả lời duy nhất là Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có một Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Doanh nghiệp của bạn có trụ sở chính tại thành phố Thanh Hóa? Như vậy, hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh cần được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa: 45B đại lộ Lê Lợi, P. Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Trường hợp không thể tự soạn hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp, hay không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ quy định pháp luật về đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn hãy Liên Hệ Ngay với Zluat để được Tư Vấn và Cung Cấp Dịch Vụ – Giá Chỉ từ 500K.

Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia giải quyết rất nhiều vụ việc lớn nhỏ, sẽ thay mặt bạn thực hiện các thủ tục cần thiết, bảo vệ quyền và lợi ích của bạn trước pháp luật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *