Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương thức tối ưu và được đa số các doanh nghiệp lựa chọn đó là thành lập chi nhánh. Tuy nhiên, việc thành lập chi nhánh như thế nào? Khi thành lập chi nhánh cần các điều kiện gì? Thành phần hồ sơ khi thành lập chi nhánh ra sao? Không phải ai cũng nắm rõ. Hãy tham khảo bài viết này hoặc GỌI NGAY cho chúng tôi qua số điện thoại: 0906.719.947 để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh TRỌN GÓI – NHANH – GIÁ RẺ.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Xem thêm: Pháp luật quy định như thế nào về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không giới hạn số lượng chi nhánh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có quyền đặt chi nhánh trong nước và ở nước ngoài.
Chi nhánh công ty là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ có con dấu và tài khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, phải nhân danh doanh nghiệp để thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh thực hiện các quan hệ pháp luật.
Vì vậy, chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân.
Hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh)
- Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần)
- Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thành lập chi nhánh (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên);
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
Xem thêm:
Mẫu thông báo thành lập chi nhánh ở nước ngoài
Mẫu thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh
Bạn còn chưa biết cách chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ thành lập chi nhánh? Hay không muốn mất thời gian tự mình nộp và chờ đợi kết quả? ĐỪNG TIẾC một cuộc gọi, một tin nhắn cho LUẬT SƯ để nhận được những tư vấn MIỄN PHÍ và NHANH NHẤT.
Bước 01: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
- Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Thông tin Cơ quan đăng ký kinh doanh tại tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: Tầng 5 Trụ sở toà nhà liên cơ quan, số, 2 đường Nguyễn Văn Cừ, Hồng Hà, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
Hoặc nộp online qua website: dangkykinhdoanh.gov.vn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ và trả kết quả về cho doanh nghiệp.
Hồ sơ của bạn bị ra thông báo sửa đổi, bổ sung nhiều lần gây phiền hà, mất thời gian? Hãy LIÊN HỆ NGAY với Zluat để được các Luật sư tư vấn trực tiếp
1. Tên chi nhánh
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu
– Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”
– Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh.
Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
2. Con dấu của chi nhánh
Chi nhánh có con dấu riêng. Theo Khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp sẽ quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của chi nhánh.
3. Nghĩa vụ thuế của chi nhánh
Chi nhánh có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập với doanh nghiệp.
Trong trường hợp chi nhánh lựa chọn hạch toán độc lập, chi nhánh có thể có mã số thuế riêng, hoá đơn riêng.
Theo quy định pháp luật hiện hành, chi nhánh phải khai và nộp các loại thuế, phí cơ bản sau: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Thành lập chi nhánh ở nước ngoài
Việc lập chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức lập chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương.
Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về chi nhánh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
6. Chi nhánh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
Chi nhánh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khi:
· Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện là giả mạo;
· Chi nhánh, văn phòng đại diện ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế;
· Theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
Như vậy, sau khi đã chi nhánh đã được thành lập, nếu phát hiện nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện là giả mạo thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Xem thêm: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động khi nào?
Chi phí thành lập chi nhánh chỉ từ 500K, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Hãy LIÊN HỆ NGAY với Zluat để nhận báo giá cụ thể với Chi Phí Thấp Nhất nhé.
Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về đăng ký thành lập chi nhánh? Hãy liên hệ với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đơn phương tranh chấp quyền nuôi con nhanh chóng tại Phường Cầu Kho, Quận 1, TP.HCM
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Viên Thành, Yên Thành, Nghệ An. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 60,000 đồng.
- Giấy phép ATVSTP cho quán ăn chay: Điều kiện, hồ sơ, cách thực hiện.
- [ĐẤT ĐỎ] – Luật sư ly hôn CÓ YẾU TÔ NƯỚC NGOÀI không tranh chấp tài sản nhanh chóng 2024
- [ĐẠ TẺH] – Thủ tục trọn gói ly hôn ĐỒNG THUẬN chia tài sản chung và nợ chung nhanh 2024