Mã ngành Sản xuất thuốc lá là gì? Hiện nay việc kinh doanh ngành Sản xuất thuốc lá phải đăng ký giấy phép kinh doanh và thành lập công ty như thế nào? Dưới đây, Zluat sẽ hướng dẫn quý khách hàng một số thông tin về Mã ngành nghề kinh doanh này cũng như chia sẻ cách thành lập công ty, kinh nghiệm kinh doanh chuyên ngành, mã ngành Sản xuất thuốc lá. Mời Quý bạn tham khảo.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Zluat qua số hotline/zalo: 0906.719.947. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mã ngành Sản xuất thuốc lá mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Mã ngành Sản xuất thuốc lá gồm: Chế biến nông sản lá thuốc lá thành các loại sản phẩm thuốc lá, thuốc hút khác; Sản xuất sản phẩm thuốc lá; Sản xuất thuốc hút khác….
Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4
Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhh; Dịch vụ thành lập công ty
Mã ngành Sản xuất thuốc lá
12: SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ
Ngành này gồm: Chế biến nông sản lá thuốc lá thành các loại sản phẩm thuốc lá, thuốc hút khác.
120 – 1200: Sản xuất sản phẩm thuốc lá
12001: Sản xuất thuốc lá
Nhóm này gồm:
– Chế biến lá thuốc lá thành sợi thuốc lá;
– Sản xuất thuốc lá và các sản phẩm từ thuốc lá như: thuốc lá điếu;
– Sản xuất thuốc lá đã được đồng hoá hoặc đã được chế biến.
Loại trừ
– Trồng thuốc lá được phân vào nhóm 01150 (Trồng cây thuốc lá, thuốc lào).
– Sơ chế thô lá thuốc lá được phân vào nhóm 01630 (Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch).
12009: Sản xuất thuốc hút khác
Nhóm này gồm:
– Sản xuất xì gà, thuốc lá hút tẩu, thuốc lá nhai, thuốc lá rê.
Kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất thuốc lá năm 2022
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp năm 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Nghị định 67/2013/NĐ-CP
- Nghị định 08/2018/NĐ-CP
- Thông tư 08/2018/TT-BTC
Điều kiện thành lập doanh nghiệp sản xuất thuốc lá
Thứ nhất, Phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
Chỉ có doanh nghiệp mới được sản xuất thuốc lá. Bạn phải đảm bảo các điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp.
Đối tượng thành lập doanh nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.
– Về lựa chọn loại hình kinh doanh:
Bạn sẽ phải chọn một trong các loại hình kinh doanh. Pháp luật hiện hành công nhận 5 loại hình doanh nghiệp. Công ty Cổ phần; Công ty TNHH 2 thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có những ưu nhược điểm riêng.
– Về tên doanh nghiệp:
Chúng tôi khuyên nên đặt tên một cái gì đó đáng nhớ, có ý nghĩa và phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Và không nên đặt tên doanh nghiệp trái với quy định tại Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2014.
– Về trụ sở chính của doanh nghiệp:
Trụ sở chính của doanh nghiệp là đầu mối liên hệ của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định bao gồm số nhà, ngóc ngách, ngõ, ngách, đường, phố hoặc thôn, xóm, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, fax và email (nếu có).
– Về vốn điều lệ:
Pháp luật không quy định về mức vốn pháp định, mức vốn tối thiểu hay tối đa. Điều đó phụ thuộc vào ngân sách của bạn.
– Về ngành, nghề kinh doanh:
Bạn phải tuân thủ nghề đã đăng ký là “sản xuất thuốc lá”. Bạn không được sản xuất bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào khác. Đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Bạn chỉ kê khai ngành, nghề kinh doanh “sản xuất thuốc lá” mà không có Giấy phép sản xuất thuốc lá.
Nếu bạn muốn sản xuất các loại sản phẩm khác thì có thể làm thủ tục bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Điều kiện đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá trồng trong nước
Doanh nghiệp phải đầu tư trồng cây thuốc lá. Hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư với doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên liệu thuốc lá trồng trong nước phải được sử dụng để sản xuất thuốc lá.
Trường hợp trong nước không đủ nguyên liệu thì được nhập khẩu theo kế hoạch nhập khẩu hàng năm do Bộ Công Thương công bố, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá có nhãn nước ngoài hoặc sản phẩm thuốc lá xuất khẩu.
Tình trạng máy móc
Có máy móc thiết bị chuyên dùng gồm các công đoạn chính: cuốn thuốc lá và đóng bao.
Điều kiện về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thuốc lá
Doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thuốc lá.
Điều kiện sở hữu nhãn hiệu
Doanh nghiệp phải có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu đã được đăng ký và bảo hộ tại Việt Nam.
Ghi chú:
– Sản phẩm thuốc lá chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp được bảo hộ tại Việt Nam.
– Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu nhãn hiệu nước ngoài để bán tại Việt Nam phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
– Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được phép in nhãn hoặc ký hợp đồng với cơ sở in để in nhãn bao bì thuốc lá.
Điều kiện môi trường và phòng chống cháy nổ
Có đầy đủ phương tiện, trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Theo hướng dẫn tại Thông tư 43/2014/TT-BTNMT.
Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên công ty sản xuất thuốc lá gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp:
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện không vi phạm quy định tại Điều 38, 39 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Chuẩn bị trụ sở công ty sản xuất thuốc lá:
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
Lưu ý: Công ty sản xuất thuốc lá không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể vì theo quy định luật Nhà ở, chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh.
Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh của công ty sản xuất thuốc lá
1200: Sản xuất sản phẩm thuốc lá;
4634: Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào;
4724: Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh;
Ngoài ra doanh nghiệp sản xuất thuốc lá có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Chuẩn bị vốn điều lệ:
Luật không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ của công ty sản xuất thuốc lá nên công ty có thể lựa chọn một mức vốn điều lệ phù hợp với chủ doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của công ty.
Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, các thành viên phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu sau thời hạn 90 ngày này mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn điều lệ đăng ký thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn điều lệ đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được trong vòng 30 ngày.
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thuốc lá
Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty sản xuất thuốc lá lại khác nhau. Cụ thể:
Đối với công ty TNHH một thành viên:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với công ty TNHH 2 Thành viên và Công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với công ty Hợp danh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với doanh nghiệp tư nhân:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Trình tự thực hiện:
Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên.
Sau khi hồ sơ thành lập công ty đã hoàn tất, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thông qua trang mạng điện tử của Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Sau khi nhận được hồ sơ, chuyên viên của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 03 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Quy định về Giấy phép sản xuất thuốc lá
Để hoạt động lĩnh vực thuốc lá thì doanh nghiệp phải có Giấy phép sản xuất thuốc lá. Doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp Giấy phép sản xuất thuốc lá phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước bao gồm:
– Doanh nghiệp phải tham gia đầu tư trồng cây thuốc lá dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư với các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
– Phải sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước để sản xuất thuốc lá.
Trong trường hợp không đủ nguyên liệu trong nước thì được nhập khẩu phần nguyên liệu còn thiếu theo kế hoạch nhập khẩu hàng năm do Bộ Công Thương công bố, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn nước ngoài hoặc sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu.
– Phải đáp ứng các điều kiện về máy móc: có máy móc thiết bị chuyên ngành gồm các công đoạn chính: cuốn điếu, đóng bao
Sau khi đáp ứng đủ các điều kiện trên, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu sau:
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo mẫu Phụ lục 14 kèm theo Thông tư 57/2018/TT-BTC;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có đăng ký ngành nghề sản xuất sản phẩm thuốc lá;
-
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong 03 (ba) năm gần nhất (nếu có) và dự kiến sản lượng sản xuất kinh doanh của 05 (năm) năm tiếp theo theo mẫu Phụ lục 15 kèm theo Thông tư 57/2018/TT-BTC;
- Bảng kê danh mục máy móc, thiết bị cuốn điếu thuốc lá và đóng bao thuốc lá theo mẫu Phụ lục 16 kèm theo Thông tư 57/2018/TT-BTC;
- Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của máy móc thiết bị;
- Hợp đồng gia công chế biến sợi, hợp đồng dịch vụ kiểm tra chất lượng (nếu có);
- Bản sao hồ sơ chứng minh đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu nêu trên, doanh nghiệp sẽ gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Công Thương.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, Bộ Công Thương sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá có thời hạn 05 năm và có thể được cấp lại.
Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép sản xuất thuốc lá:
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về sản xuất thuốc lá, công ty phải thực hiện các thủ tục sau đây:
- Khắc dấu-in bảng hiệu;
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng;
- Khai thuế ban đầu.
Trên đây là phần chia sẻ về Mã ngành Sản xuất thuốc lá và những kinh nghiệm thành lập công ty chuyên kinh doanh Mã ngành Sản xuất thuốc lá
Hy vọng, nội dung bài viết phần nào giúp doanh nghiệp nắm được những quy định cần thiết để thực hiện thủ tục mở công ty ngành Sản xuất thuốc lá thành công.
Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp, vui lòng trao đổi và liên hệ với Zluat chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0906.719.947, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận Không có con chung nhanh chóng tại Đăk Tơ Pang, Kông Chro, Gia Lai
- Soạn đơn khởi kiện trọn gói giá rẻ tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre.
- Dịch vụ ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) thoả thuận quyền nuôi con nhanh tại Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP.HCM
- Trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) không tranh chấp quyền nuôi con – tại Kim Thạch, Vị Xuyên, Hà Giang
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đồng thuận Không chia tài sản trọn gói tại Phường 8, Cà Mau, Cà Mau