Chuyển nhượng cổ phần thực hiện như thế nào? Luật sư tư vấn.

Công ty Luatvn cung cấp dịch vụ chuyển nhượng cổ phần trọn gói, hiệu quả, uy tín và với chi phí hợp lý nhất. Ngoài ra, khách hàng còn được tư vấn nhiều vấn đề khác liên quan tới pháp lý và quản trị doanh nghiệp.

Liên hệ luật sư tư vấn trực tiếp mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng cổ phần qua Hotline: 0906.719.947

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường Việt Nam đang có nhiều công ty hoạt động với nhiều loại hình khác nhau, một trong số đó là công ty cổ phần. Công ty cổ phần có nhiều ưu điểm của công ty đối vốn. Tính chất đó thể hiện rõ nhất ở việc tự do chuyển nhượng cổ phần của các thành viên.

Nguyên tắc chuyển nhượng cổ phần

Cổ phần về bản chất là quyền tài sản được thể hiện bằng cổ phiếu, cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ công ty. Vốn điều lệ được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phần là vốn điều lệ của công ty, người sở hữu cổ phần là cổ đông của công ty. Cổ phần không bị hạn chế về thời gian, nó luôn tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty.

Xét về nguyên tắc chung thì các cổ đông trong công ty cổ phần có quyền chuyển nhượng CP của mình. Nếu so sánh với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty cổ phần có nguyên tắc chuyển nhượng vốn linh hoạt và tự do hơn (công ty TNHH hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp cho người ngoài công ty). Có sự khác biệt này là do công ty cổ phần là công ty đối vốn, công ty chủ yếu quan tâm đến vốn góp, còn việc ai góp vốn thì không quan trọng. Vì vậy, công ty cổ phần có cấu trúc vốn mở.

"Nguyên

Tính tự do chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng cổ phần cũng là đặc điểm chỉ có ở công ty cổ phần và có ý nghĩa quan trọng như sau:

  • Về phương diện kinh tế, tính dễ dàng chuyển nhượng CP tạo ra sự năng động về vốn song vẫn giữ được sự ổn định trong công ty cổ phần khi có hoạt động mua bán doanh nghiệp diễn ra.
  • Về phương diện pháp lý thì khi một người đã góp vốn vào công ty, họ không có quyền rút vốn, trừ trường hợp công ty giải thể. Vì vậy, một thành viên công ty không muốn ở công ty thì chỉ có cách chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Đối với công ty cổ phần, việc chuyển nhượng CP rất dễ dàng và thuận tiện, điều đó tạo cho công ty cổ phần một cấu trúc vốn mở với việc cổ đông trong công ty cổ phần thường xuyên thay đổi.

2. Các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần

Các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần:

  • Cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng theo điều lệ của công ty. Mặc dù có điều lệ quy định, nhưng vẫn phải ghi việc hạn chế đó trên cổ phiếu tương ứng.
  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng.
  • Cổ phần của cổ đông sáng lập sở hữu chỉ được chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác trong vòng 03 năm kể từ khi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên nếu được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông thì cổ đông có quyền chuyển nhượng cho người khác. Điều kiện này không áp dụng đối với cổ đông sáng lập tham gia góp vốn sau khi đăng ký doanh nghiệp.

Cách thức chuyển nhượng

Cách thức chuyển nhượng CP có thể được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán:

  • Nếu chuyển nhượng thông qua hợp đồng thì các bên tham gia chuyển nhượng phải tuân thủ các quy định trong Bộ luật Dân sự.
  • Nếu chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự thủ tục và việc ghi nhận sở hữu phải tuân thủ các quy định của Luật Chứng khoán.

Tính tự do chuyển nhượng CP của cổ đông làm cho cổ đông trong công ty cổ phần thay đổi, song tài sản công ty vẫn ổn định bảo đảm cho hoạt động bình thường của công ty. Có thể khẳng định, nhờ có tính tự do vận động của cổ phần mà đã phát sinh thị trường chứng khoán.

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần:

a. Trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:

  • Các bên liên quan ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
  • Các bên lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng CP
  • Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng CP.
  • Chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.
  • Đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.

b. Trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông phổ thông:

  • Các bên liên quan ký kết hợp đồng chuyển nhượng CP
  • Các bên lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng CP
  • Chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông.
  • Đăng ký cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên với Cơ quan đăng ký kinh doanh (nếu có)

Nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần

Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển nhượng CP tại cơ quan đăng ký kinh doanh, bên chuyển nhượng CP phải làm thủ tục nộp thuế thu nhập cá nhân áp dụng khi chuyển nhượng CP. Mức thuế phải nộp được tính theo công thức sau:

[Thuế TNCN phải nộp] = [Giá chuyển nhượng từng lần] x [Thuế suất 0,1%]

Hệ quả của việc chuyển nhượng CP

  • Cổ đông của công ty thay đổi tuy nhiên tài sản công ty vẫn ổn định.
  • Công ty có thể tiến hành thay đổi/ bổ sung cổ đông.

Trường hợp việc chuyển nhượng CP dẫn tới thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập thì cần tiến hành thủ tục thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập theo quy định của Nghị định 78/2015 ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2015.
Cá nhận chuyển nhượng CP cần lưu ý đến quy định nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần.

"Tư

Dịch vụ pháp lý của Luatvn.vn liên quan đến chuyển nhượng cổ phần

a) Tư vấn thủ tục chuyển nhượng vốn góp

  • Tư vấn thủ tục tiến hành chuyển nhượng CP
  • Tư vấn hệ quả pháp lý khi chuyển nhượng CP
  • Tư vấn nộp thuế khi chuyển nhượng CP

b) Làm dịch vụ trọn gói chuyển nhượng CP

Soạn thảo hồ sơ chuyển nhượng CP;
Nộp hồ sơ chuyển nhượng CP tại cơ quan có thẩm quyền
Theo dõi việc xử lý hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền và nhận kết quả chuyển nhượng CP

c) Những ưu việt của dịch vụ chuyển nhượng cổ phần của Luatvn

  • Bạn được tư vấn đầy đủ và toàn diện về việc chuyển nhượng CP
  • Chi phí trọn gói hết sức hợp lý
  • Dịch vụ trọn gói
  • Thời gian nhanh chóng
  • Được hướng dẫn và tư vấn về các vấn đề khác liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *