Nông sản sạch hiện ngày càng được ưa chuộng trong thị trường Việt. Những loại thực phẩm nguồn gốc rõ ràng, rau sạch hữu cơ thu hút số lượng lớn người tiêu dùng. Tuy nhiên trên thực tế không phải cửa hàng nông sản nào mở ra cũng có thể phát triển lớn mạnh, thành công. Bài viết sau đây, Luật VN xin gửi tới quý bạn những “kinh nghiệm kinh doanh nông sản sạch” tại thị trường Việt Nam.
Tìm hiểu kinh doanh nông sản là gì?
Muốn kinh doanh tốt, trước tiên ta phải nắm rõ được bản chất kinh doanh nông sản sạch là gì. Hiểu một cách đơn giản, loại hình kinh doanh nông sản là kinh doanh các sản phẩm liên quan tới nông – lâm – ngư nghiệp, chăn nuôi thủy hải sản và ngành công nghiệp gia công chế biến như: Dầu ăn, chè, đường, thuốc lá,…
>>>> Quý khách tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể >>>>
Hàng nông sản là những sản phẩm gắn liền với nhu cầu thiết yếu hàng ngày củ nhân dân. Một số đặc điểm đặc trưng của kinh doanh hàng nông sản bao gồm:
- Tính thời vụ: Sản phẩm nông sản thường có tính thời vụ rõ ràng, cần phải biết qui luật sản xuất các mặt hàng nông nghiệp làm tốt công tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch.
- Tính phân tán: Hàng nông sản phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông dân, sức tiêu thụ thì tập trung ở thành phố và khu công nghiệp tập trung.
- Tính khu vực: Tuỳ theo địa hình, nơi thì thích ứng với việc trồng lúa, nơi thì trồng bông, nơi thì chăn nuôi, đánh bắt cá, hình thành những khu vực sản xuất khác nhau và giống cây trồng vật nuôi khác nhau.
- Tính tươi sống: Hàng nông sản phần lớn là động vật, thực vật tươi sống, dễ bị hỏng ôi, kém phẩm chất vì chết chóc.
- Tính không ổn định: Sản xuất nông nghiệp không ổn định, sản lượng lên xuống thất thường, vùng này được mùa, vùng kia mất mùa.
Luật VN chuyên làm dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, Quý khách có thể liên hệ số hotline/zalo; 0906.719.947 để được tư vấn miễn phí
Kinh nghiệm kinh doanh nông sản nhất định phải nằm lòng
Trên thực tế, không phải ông chủ nào khi khởi nghiệp sản phẩm nông sản cũng sẽ thành công. Nhu cầu tiêu dùng lớn, cạnh tranh vừa phải không có nghĩa là con đường tới thành công trải đầy hoa hồng. Việc bạn cần làm đó chính là chớp thời cơ, đi tắt đón đầu nhưng cũng cần phải đảm bảo luật pháp kinh doanh sản phẩm nông sản tại Việt Nam. Dưới đây sẽ là kinh nghiệm kinh doanh nông sản quan trọng mà bạn cần nắm rõ nếu muốn thành công.
>>> Quý khách tham khảo thêm: Thành lập công ty uy tín >>>>
Kinh nghiệm kinh doanh nông sản – Đặt tên thương hiệu
Muốn xâm nhập vào thị trường trước tiên bạn cần phải có thương hiệu cho riêng mình. Thương hiệu hay nói cách khác chính là sứ mệnh, là tầm nhìn và tất cả những gì cửa hàng nông sản của bạn có thể mang lại cho xã hội.
Ý tưởng đặt tên: Tên thương hiệu phải độc, ấn tượng, có slo gan rõ ràng. Đừng đặt tên quá dài, khó nhớ. Nếu khó khăn trong việc lựa chọn tên, bạn có thể tìm tới đơn vị truyền thông để tư vấn xây dựng hình ảnh cho mình.
Tìm địa điểm bán hàng, chắc chắn phải có
Kinh nghiệm kinh doanh nông sản tiếp theo mà chúng tôi muốn nhấn mạnh trong bài viết này đó chính là một địa điểm bán hàng cụ thể. Theo thống kê chúng tôi có được, địa điểm bán quyết định tới 40% sự thành công của mô hình kinh doanh.
Cửa hàng bán nông sản nên được đặt tại nơi đông đúc dân cư, gần trường học, văn phòng. Hoặc nếu muốn đặt tại khu đô thị xa chợ bạn nên đầu tư mở cửa hàng ở tầng 1 của khu chung cư sẽ thuận lợi cho việc mua bán của người dân.
Diện tích gian hàng khi mới mở nên rộng khoảng 35 – 50m2. Để người mua hàng thuận tiện thì mặt tiền cần ít nhất 4 mét. Vỉa hè nên chú ý có bóng râm để hạn chế ánh nắng chiếu vào gian hàng dễ làm thực phẩm bị hỏng.
Kinh nghiệm về nguồn vốn khi mở cửa hàng nông sản
Không chỉ riêng kinh doanh nông sản mà nguồn vốn vẫn luôn là vấn đề đau đầu của nhiều ông chủ, bà chủ. Thế nhưng, với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn thành lập công ty, cửa hàng cho nhiều đơn vị, chúng tôi nhận thấy: Không quan trọng nguồn vốn của bạn là bao nhiêu, quan trọng tâm huyết và sự quyết tâm của bạn như thế nào.
Trên thực tế, nhiều cửa hàng ban đầu bỏ ra hàng trăm triệu để nhập hàng rồi đầu tư trang thiết bị nhưng vẫn không thành công, sau vài tháng phải đóng cửa. Bên cạnh đó, có cửa hàng vừa và nhỏ với số vốn ban đầu chỉ gần 100 triệu nhưng có phương án kinh doanh rõ ràng mà doanh thu ngày một tăng, thương hiệu ngày càng lớn mạnh.
Bởi vậy chúng tôi vẫn đặt sự tâm huyết, nhạy bén và quyết tâm của người làm chủ là cực kỳ QUAN TRỌNG.
Thậm chí, nếu chưa đủ vốn, người kinh doanh có thể tham khảo một số gói vay vốn ngân hàng với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Kinh nghiệm kinh doanh nông sản nhập nguồn hàng
Kinh nghiệm tiếp theo mà chúng tôi muốn các bạn nắm chắc đó chính là vấn đề nguồn hàng. Muốn kinh doanh nông sản thành công thì nguồn hàng đảm bảo vệ sinh ATTP, có nguồn gốc rõ ràng, ổn định cả về chất và lượng là điều tất yếu.
Bạn nên tìm tới những địa điểm gần trung tâm để thuận tiện cho việc vận chuyển. Và để chắc chắn, hãy tự mình đi khảo sát về chất lượng cũng như quy trình chăm sóc. Bạn nên có sự thống nhất và cam kết với người dân từ đầu để tránh rủi ro đáng tiếc sau này.
Ngoài ra, nếu có điều kiện bạn có thể tự xây dựng hệ thống sản xuất để tự cung cấp nguồn nông sản cho hoạt động kinh doanh nông sản sạch của mình.
Đừng quên xin giấy phép Vệ sinh ATTP cho cửa hàng nông sản
Rất nhiều cửa hàng kinh doanh nông sản sạch bị tước quyền kinh doanh bởi xem nhẹ việc xin giấy phép vệ sinh ATTP. Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ vào pháp luật về an toàn thực phẩm, tại khoản 1 điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định:
Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Trong trường hợp trên, công ty bạn thực hiện hoạt động kinh doanh thực phẩm nông sản không phải với quy mô nhỏ lẻ (quy mô hộ gia đình, hộ cá thể, hoặc không có giấy đăng ký kinh doanh thực phẩm), do vậy, bạn cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1 điều 5 Thông tư 43/2018/TT-BCT.
Để được tư vấn xin giấy phép vệ sinh ATTP đúng luật bạn liên hệ qua Hotline: 0906.719.947 – Email: lienhe.luatvn@gmail.com
Hãy tạo không gian bán hàng ấn tượng cho cửa hàng nông sản
Kinh nghiệm kinh doanh nông sản sạch tiếp theo mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn đó chính là thiết kế không gian bán hàng ấn tượng.
Cửa hàng nông sản sạch nên chọn tông màu xanh, trắng, hoặc xanh lá cây để tạo cảm giác tươu mát Mặt tiền của cửa hàng cần có các hệ thống biển ngang, dọc và nên hướng ra bên ngoài vỉa hè để thu hút khách hàng. Trong cửa hàng nên treo một số hình ảnh bạn đi thực tế các nguồn thực phẩm đầu vào, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, một vài câu nói khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn và tâm huyết của bạn ở các nơi khách hàng thuận tiện quan sát nhất.
Với cửa hàng rau sạch, các sản phẩm có một đặc trưng chung là nhanh hỏng và dễ dập, nát. Mà chỉ cần một cây rau bị dập nát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những cây rau bên cạnh. Vì vậy bạn phải biết cách sắp xếp làm sao để vừa đảm bảo chất lượng rau xanh tốt vừa thuận tiện cho người tiêu dùng lựa chọn.
luatvn.vn chuyên làm dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, Quý khách có thể liên hệ số hotline/zalo; 0906.719.947 để được tư vấn miễn phí
Kinh nghiệm tuyển chọn nhân sự cho cửa hàng nông sản sạch
Tuyển chọn nhân sự bán hàng cũng là một trong những khâu quan trọng để phát triển cửa hàng nông sản sạch. Thời gian đầu kinh doanh, bạn nên là người trực tiếp quản lý và giám sát tại cửa hàng. Nếu cần nhân sự chỉ nên tuyển thêm từ 1 – 2 người phụ giúp việc bán hàng.
Rất nhiều cửa hàng thất bại bởi sai lầm trong việc tuyển chọn quản lý hoặc thuê người làm việc không tốt: Không chăm chút các sản phẩm, tư vấn hời hợt không nhiệt tình,… tạo ấn tượng xấu cho khách hàng. Bạn hãy nhớ rằng trong 6 tháng đầu mở cửa hàng, không một nhân sự nào có thể làm việc tốt bằng bạn. Hãy tự mình làm tất cả mọi việc, trải nghiệm mọi thứ từ đó đưa ra 1 quy trình làm việc chuẩn nhất.
Kinh doanh nông sản sạch đừng bỏ qua bước tiếp thị
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc tạo dựng một thương hiệu nông sản sạch cùng một chỗ đừng vững chắc trong thị trường là điều khó khăn. Nếu bạn không có giải pháp Marketing hợp lý thì cửa hàng của bạn dù sản phẩm có sạch cỡ nào, nguồn gốc rõ ràng ra sao thì cũng có thể bị đánh bật ra khỏi “cuộc chơi”.
Do đó, song song với việc tìm nguồn hàng tin tưởng thì bạn cũng cần nhạy bén trong việc tiến hành các hoạt động truyền thông marketing như:
- Làm thẻ thành viên, thẻ giảm giá, voucher mua hàng riêng tại cửa hàng mình
- Phát tờ rơi giới thiệu sản phẩm, những chương trình ưu đãi giảm giá
- Tận dụng kinh doanh nông sản sạch Online qua kênh Facebook, Zalo, Website,….
Tâm lý của các bà nội trợ đi mua hàng thường thích được giảm giá, khuyến mại,… Nắm bắt được tâm lý này, cửa hàng của bạn nên xây dựng các chiến dịch, chương trình khuyến mại thường xuyên. Vừa giữ chân được khách hàng trung thành vừa thu hút khách hàng tiềm năng.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm kinh doanh nông sản sạch mà chúng tôi đã đúc kết được. Những kiến thức sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục trong bài viết. Vì vậy nếu còn vấn đề gì vướng mắc,
Quý bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline/zalo: 0906.719.947| lienhe.luatvn@gmail.com
- Trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không tranh chấp tài sản trọn gói tại Ngũ Kiên, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
- Dịch vụ ly hôn Đồng thuận Không chia tài sản nhanh tại Trung Hòa, Chiêm Hóa, Tuyên Quang
- Trọn gói ly hôn Thuận tình dành quyền nuôi con – tại Cẩm Yên, Thạch Thất, Hà Nội
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Xuân Hòa, Xuân Trường, Nam Định. Chia sẻ đơn giản, tòa nhận đơn, viết vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, đơn giản 70,000 đồng.
- Thủ tục ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) phân chia quyền nuôi con nhanh chóng tại Bình Trị, Kiên Lương, Kiên Giang