Quy định về chính sách hỗ trợ học tập đối với sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số rất ít người năm 2023.

Quy định về chính sách hỗ trợ học tập đối với sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số rất ít người

Quy định về chính sách hỗ trợ học tập đối với sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số rất ít người

Khái quát về học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số

Căn cứ vào Nghị định số 141/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì cử tuyển là việc tuyển sinh qua phương thức xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với người học là người dân tộc thiểu số rất ít người; người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì dân tộc thiểu số rất ít người và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được xác định.

Ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nơi có số lượng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số rất ít thì các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội còn chiếm tỷ lệ cao hơn chưa đáp ứng quy định.

Luật Giáo dục năm 2019 quy định về chế độ cử tuyển như sau:

Điều 87. Chế độ cử tuyển

  1. Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào trung cấp, cao đẳng, đại học theo chế độ cử tuyển đối với học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người; học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; có chính sách tạo nguồn cử tuyển, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.
  2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nhu cầu của địa phương đề xuất, phân bổ chỉ tiêu cử tuyển; cử người đi học theo tiêu chuẩn, chỉ tiêu được duyệt; xét tuyển và bố trí việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

Cơ sở giáo dục có trách nhiệm hỗ trợ cho người học theo chế độ cử tuyển để bảo đảm chất lượng đầu ra.

  1. Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm trở về làm việc tại địa phương nơi cử đi học; được xét tuyển và bố trí việc làm.
  2. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển; việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển và việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp.”

Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ học tập

Sinh viên thuộc 16 dân tộc dân tộc thiểu số rất ít người (có số dân dưới 10.000 người): Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ.

Quy định về chính sách hỗ trợ học tập đối với sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số rất ít người

Nguyên tắc hưởng chính sách hỗ trợ học tập

* Học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít học ở các trường dự bị đại học, khoa, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nếu học đồng thời ở nhiều khoa của cùng một cơ sở giáo dục hoặc học ở nhiều cơ sở giáo dục khác nhau chỉ hỗ trợ một lần. Trong trường hợp học sinh bị đình chỉ học tập, thời gian bị đình chỉ sẽ không đủ điều kiện để được hỗ trợ. Trường hợp buộc thôi học, sinh viên sẽ bị chấm dứt quyền hưởng chính sách hỗ trợ ngay sau khi thôi học.

* Trường hợp trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cùng tính chất thì chỉ được hưởng một chính sách với mức hỗ trợ cao nhất, cụ thể:

– Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính Phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

– Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

– Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng học bổng chính sách quy định tại Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc.

– Sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục đại học được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

– Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng học bổng chính sách quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp

Và không được hưởng hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Quy định về chính sách hỗ trợ học tập đối với sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số rất ít người

Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ học tập

– Đơn đề nghị hỗ trợ học tập (theo mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người).

– Bản sao công chứng hộ khẩu thường trú của gia đình.

– Bản sao công chứng giấy khai sinh của sinh viên.

Mức hỗ trợ và thời gian hưởng hỗ trợ

Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 100% mức lương cơ sở và được hưởng 12 tháng/năm học/sinh viên.

Lương cơ sở là mức lương được dùng làm để làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp, mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng.

Thời gian được hưởng hỗ trợ: 12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế. Số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Quy định về chính sách hỗ trợ học tập đối với sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số rất ít người

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *