Quy định về thông tin được cung cấp theo yêu cầu. Luật tiếp cận thông tin 2016
Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ. Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Vậy thông tin được cung cấp theo yêu cầu được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Zluat sẽ làm rõ vấn đề này.
Tiếp cận thông tin là gì?
Tiếp cận thông tin được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin 2016 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) như sau:
Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.
Quyền tiếp cận thông tin của công dân là một quyền hợp pháp được quy định cụ thể tại Hiến pháp 2013. Luật tiếp cận thông tin, cũng quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ tiếp cận thông tin của công dân, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân và các hành vi bị nghiêm cấm…
Thông tin được cung cấp theo yêu cầu
Theo Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin 2016, thông tin được cung cấp theo yêu cầu quy định như sau:
(1) Những thông tin phải được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, nhưng thuộc trường hợp sau đây:
– Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai
– Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật
– Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được
(2) Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đủ điều kiện cung cấp theo quy định tại Điều 7 của Luật này
(3) Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này và khoản 2 Điều này
(4) Ngoài thông tin quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
Hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu
Về hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu, tại Điều 25 Luật Tiếp cận thông tin 2016 có quy định như sau:
– Việc cung cấp thông tin theo yêu cầu được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin
+ Qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax
– Cơ quan nhà nước được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin theo hình thức mà người yêu cầu đề nghị phù hợp với tính chất của thông tin được yêu cầu cung cấp và khả năng của cơ quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin
Theo Điều 24 Luật Tiếp cận thông tin 2016, người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:
– Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.
Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin. Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin
– Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin
Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin phải được thể hiện bằng tiếng Việt gồm các nội dung chính sau đây:
– Họ, tên; nơi cư trú, địa chỉ; số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người yêu cầu; số fax, điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có)
– Thông tin được yêu cầu cung cấp, trong đó chỉ rõ tên văn bản, hồ sơ, tài liệu
– Hình thức cung cấp thông tin
– Lý do, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin
Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này thì phải kèm theo văn bản đồng ý của cá nhân, tổ chức liên quan.
Chính phủ quy định mẫu Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Trên đây là những quy định của pháp luật về thông tin được cung cấp theo yêu cầu. Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
- [Ân Thi – HƯNG YÊN] Dịch vụ ly hôn ĐƠN PHƯƠNG chia tài sản chung và nợ chung trọn gói 2024
- Thủ tục trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) phân chia khoản nợ chung nhanh tại Đông Phú, Châu Thành, Hậu Giang
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Thường Xuân, Thường Xuân, Thanh Hóa. Chia sẻ giá rẻ, điền tay, viết vào, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá rẻ nhất 90,000 đồng.
- Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài Không chia tài sản trọn gói tại Phu Luông, Điện Biên, Điện Biên
- Trọn gói ly hôn với người nước ngoài phân chia quyền nuôi con – tại Tượng Văn, Nông Cống, Thanh Hóa