Đối tượng chịu sự kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện năm 2023.

Đối tượng chịu sự kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện năm 2023

Đối tượng chịu sự kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Zluat sẽ làm rõ vấn đề này.

Đối tượng chịu sự kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện năm 2023

Tần số vô tuyến điện là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 như sau:

Tần số vô tuyến điện là tần số của sóng vô tuyến điện.

Sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000 gigahéc (GHz) truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.

Đối tượng chịu sự kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện

Căn cứ theo Điều 34 của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 (gọi tắt là Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009), Luật quy định đối tượng chịu sự kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện gồm:

  • Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  •  Người trực tiếp khai thác thiết bị vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện lắp đặt trên tàu biển, tàu bay của Việt Nam và của nước ngoài khi vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ theo Điều 36 của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 (gọi tắt là Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009), Luật quy định có 02 hình thức kiểm tra như sau:

  •  Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo chương trình, kế hoạch kiểm tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

+ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện trong phạm vi cả nước; quy định việc thành lập đoàn kiểm tra, nội dung kiểm tra, thủ tục kiểm tra, trách nhiệm của đối tượng chịu sự kiểm tra.

+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

  • Kiểm tra đột xuất được thực hiện khi giải quyết nhiễu có hại hoặc khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện.

Căn cứ theo Điều 35 của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 (gọi tắt là Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009), Luật quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong việc kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện như sau:

+ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện trong phạm vi cả nước; quy định việc thành lập đoàn kiểm tra, nội dung kiểm tra, thủ tục kiểm tra, trách nhiệm của đối tượng chịu sự kiểm tra.

+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

+ Kết quả kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện, thu, đo tham số kỹ thuật thiết bị vô tuyến điện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện là bằng chứng để xác định và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện và xử lý nhiễu có hại.

rên đây là những quy định của pháp luật về Đối tượng chịu sự kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện năm 2023. Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *