Quy định về thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước dự kiến và thực hiện vào một thời điểm nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý các nhiệm vụ, công việc của ngân sách nhà nước quyết định. Khi thực hiện phân bổ ngân sách nhà nước có thể xảy ra tình trạng tạm thời thiếu vốn ngân sách nhà nước.
Việc thâm định quyết toán ngân sách nhà nước quy định tại Điều 67 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:
Cơ quan thẩm định quyết toán
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 67 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định cơ quan thẩm định quyết toán như sau:
+ Cơ quan tài chính các cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình, trừ trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách thì cơ quan tài chính cùng cấp duyệt quyết toán ngân sách theo quy định đối với đơn vị dự toán cấp I cùng cấp;
+ Cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện thẩm định quyết toán năm của ngân sách cấp dưới;
+ Đối với quyết toán ngân sách năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài chính không thẩm định.
Nội dung thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước của cơ quan tài chính các cấp
Cơ quan tài chính các cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình theo các nội dung sau:
+ Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng giữa các số liệu quyết toán theo quy định; bảo đảm khớp đúng giữa số liệu quyết toán của đơn vị dự toán cấp I với các thông báo duyệt quyết toán của cơ quan, đơn vị trực thuộc và xác nhận số liệu của Kho bạc Nhà nước;
+ Xem xét, xác định tính chính xác và hợp pháp của số liệu quyết toán của các khoản tăng, giảm so với dự toán được giao;
+ Nhận xét về quyết toán năm.
Nội dung thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước của cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện
Cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện thẩm định quyết toán ngân sách cấp dưới theo các nội dung sau:
+ Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng giữa các số liệu quyết toán theo quy định;
+ Xem xét, xác định tính chính xác và hợp pháp của số liệu quyết toán của các khoản tăng, giảm so với dự toán được giao;
+ Nhận xét về quyết toán năm.
Quyền hạn của cơ quan tài chính khi thẩm định quyết toán
Khi thẩm định quyết toán, cơ quan tài chính có quyền:
+ Yêu cầu đơn vị dự toán cấp I, cơ quan tài chính cấp dưới bổ sung thông tin và số liệu cần thiết cho việc thẩm định quyết toán;
+ Yêu cầu cơ quan có trách nhiệm xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chế độ và yêu cầu nộp ngay các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định;
+ Yêu cầu cơ quan xét duyệt quyết toán điều chỉnh lại số liệu quyết toán của đơn vị dự toán ngân sách nếu có sai sót;
+ Yêu cầu hoàn trả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền yêu cầu hoàn trả các khoản đã nộp ngân sách không đúng quy định của pháp luật.
Kết thúc quá trình thẩm định quyết toán năm, cơ quan tài chính ra thông báo thẩm định quyết toán kèm theo nhận xét, kiến nghị gửi đơn vị dự toán cấp I hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới để thực hiện.
Trường hợp phát hiện có sai sót, cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại số liệu quyết toán; đối với quyết toán ngân sách cấp dưới, cơ quan tài chính cấp trên yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp dưới trình Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh lại số liệu quyết toán.
Trường hợp phát hiện sai phạm, cơ quan tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong quá trình tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước, trường hợp phát hiện có sai sót, Bộ Tài chính yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh lại số liệu. Trường hợp phát hiện sai phạm, Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Quy định về thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đồng thuận dành quyền nuôi con trọn gói tại Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Mỹ Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long. Kinh nghiệm đơn giản, tòa nhận đơn, điền vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, đơn giản 90,000 đồng.
- Trọn gói ly hôn Thuận tình không tranh chấp quyền nuôi con nhanh chóng tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Trạch Mỹ Lộc, Phúc Thọ, Hà Nội, chỉ từ 60.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư và Cộng sư.
- Thủ tục ly hôn Đơn phương dành quyền nuôi con – tại Đức Hòa, Đức Hòa, Long An