Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương. Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. Vậy ngân sách trung ương dùng để chi vào các công việc, nhiệm vụ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Chi dự trữ quốc gia
Chi dự trữ quốc gia là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương như sau:
+ Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực quy định bên dưới đây;
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác ở trung ương
Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực:
+ Quốc phòng;
+ An ninh và trật tự an toàn xã hội;
+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
+ Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề;
+ Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
+ Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;
+ Sự nghiệp văn hóa thông tin;
+ Sự nghiệp thể dục thể thao;
+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
+ Các hoạt động kinh tế: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản; giao thông; tài nguyên; phân giới cắm mốc biên giới; quy hoạch thương mại, du lịch; chi hoạt động nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia do nhà nước thực hiện; các hoạt động kinh tế khác;
+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
+ Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
+ Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi khác
+ Chi viện trợ.
+ Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay của Chính phủ
Chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay.
+ Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan tài chính chi bằng hình thức lệnh chi tiền để chuyển vốn cho cơ quan được giao nhiệm vụ cho vay hoặc chuyển trực tiếp theo hợp đồng cho tổ chức được vay trong trường hợp cho vay trực tiếp.
Cơ quan được giao nhiệm vụ cho vay hoặc cơ quan tài chính (trong trường hợp cho vay trực tiếp) có trách nhiệm quản lý, cho vay, thu hồi nợ gốc, lãi nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.
+ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương.
+ Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau.
+ Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: [email protected]