Trong cuộc sống thường ngày, khi cá nhân, tổ chức sản xuất, cung cấp, nhập khẩu hàng hóa hàng hóa bị lỗi (hay hàng hóa có khuyết tật) thì có trách nhiệm gì với người tiêu dùng? Bài viết dưới đây của Zluat sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc về vấn đề này.
Thế nào là hàng hóa bị lỗi?
Hàng hóa có khuyết tật (bị lỗi) là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm:
– Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
– Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ;
– Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.
Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp hàng hóa bị lỗi
Trách nhiệm thu hồi hàng hóa bị lỗi
Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm:
– Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
– Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông với các nội dung sau đây:
+ Mô tả hàng hóa phải thu hồi;
+ Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra;
+ Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa;
+ Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa;
+ Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa;
– Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi;
– Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi; trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa bị lỗi gây ra
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa theo quy định trên bao gồm:
+ Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa;
+ Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa;
+ Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;
+ Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Cá nhân, tổ chức cung cấp hàng hóa bị lỗi có trách nhiệm gì? Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Hotline: 0906.719.947,
Email: lienhe.luatvn@gmail.com
- Trọn gói ly hôn Đồng thuận thoả thuận quyền nuôi con trọn gói tại Phường Quảng Phong, Ba Đồn, Quảng Bình
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Thanh Hòa, Bù Đốp, Bình Phước. Hồ sơ đang có hiệu lực, mua tại website, điền thông tin, nộp Toà án và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, giá khoảng 60,000 đồng.
- Thủ tục ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) thoả thuận quyền nuôi con trọn gói tại Trà Dơn, Nam Trà My, Quảng Nam
- Luật sư ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) thoả thuận quyền nuôi con – tại Làng Giàng, Văn Bàn, Lào Cai
- Khi nào gọi công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2024?.