Hộ kinh doanh là gì? Một số quy định của pháp luật về hộ kinh doanh?
Hộ kinh doanh là gì?
Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân hay không?
Theo quy định, pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm đối với tài sản riêng của mình, mà hộ kinh doanh lại chịu trách nhiệm bằng chính tài sản riêng của chủ sở hữu và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy không thể có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ
Trên cơ sở này có thể thấy, hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Do vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà các doanh nghiệp đang thực hiện.
Hộ kinh doanh có những đặc điểm gì?
- Không có tư cách pháp nhân
Khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện:
– Được thành lập hợp pháp;
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Trên cơ sở này có thể thấy, hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Do vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà các doanh nghiệp đang thực hiện.
Đồng thời, các cá nhân, nhóm người, hộ gia đình nhân danh chính mình mà không nhân danh hộ kinh doanh để tham gia vào hoạt động kinh doanh.
- Nghề nghiệp mang tính chất thường xuyên
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh mang tính chất nghề nghiệp thường xuyên, nghĩa là hộ kinh doanh hoạt động một cách chuyên nghiệp và các khoản thu nhập chính đều phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh này.
Trên đây là một số đặc điểm nổi bật của hộ kinh doanh. Tùy vào quy mô, mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để cân nhắc lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm vô hạn về nợ
Cá nhân hay một nhóm người hay một hộ gia đình là chủ hộ kinh doanh thì phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Nói cách khác, khi phát sinh khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.
Điều kiện để thành lập hộ kinh doanh
Tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định như sau:
“1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.”
Như vậy, khi muốn thành lập hộ kinh doanh cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Thẩm quyền đăng ký hộ kinh doanh
Tại Khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định như sau:
“1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.”
Như vậy, theo quy định Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Tại Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về thành phần hồ sơ khi đăng ký hộ kinh doanh như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Trình tự thực hiện khi đăng kí hộ kinh doanh
– Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh thực hiện đăng ký hộ kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
– Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Cách đặt tên hộ kinh doanh như thế nào?
Tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về đặt tên hộ kinh doanh như sau:
Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
– Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
– Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
Ngoài ra, khi đặt tên hộ kinh doanh cần chú ý một số nôi dung như sau:
– Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
– Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
– Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho quý khách hiểu những quy định pháp luật liên quan đến hộ kinh doanh. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ vấn đề nào đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Trịnh Văn Long, Luật sư Lâm Hoàng Quân và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Thủ tục trọn gói ly hôn Thuận tình dành quyền nuôi con trọn gói tại Hoà Bình, Tam Nông, Đồng Tháp
- Thủ tục ly hôn Thuận tình thoả thuận quyền nuôi con – tại Phường 1, Cao Lãnh, Đồng Tháp
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình chia tài sản chung và nợ chung – tại Nậm Xé, Văn Bàn, Lào Cai
- [BẠC LIÊU] – Dịch vụ trọn gói ly hôn THUẬN TÌNH phân chia quyền nuôi con – 2024
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Phú Hòa Đông, Củ Chi, TP.HCM. Hồ sơ hiện tại, chuyển khoản, điền thông tin, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, chỉ khoảng 50,000 đồng.