Bài viết này Zluat xin gửi đến bạn đọc các thông tin hữu ích về Hồ sơ, thủ tục chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam.
Căn cứ pháp lý
+ Luật Bảo vệ môi trường 2020;
+ Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường;
+ Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Thế nào là nhãn sinh thái Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về nhãn sinh thái Việt Nam cụ thể như sau:
“Điều 145. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường
…
2. Nhãn sinh thái (NST)Việt Nam là nhãn được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường. Việc quan trắc, phân tích, đánh giá sự phù hợp để đối chứng với tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ phải được thực hiện bởi tổ chức quan trắc môi trường theo quy định của Luật này và tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, pháp luật về đo lường và pháp luật khác có liên quan.”
Hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
Theo Điều 146 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường quy định về hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam cụ thể như sau:
(1) Văn bản đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Nghị định này.
(2) Báo cáo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Nghị định này.
(3) Kết quả thử nghiệm sản phẩm có thời hạn không quá 06 tháng, tính đến ngày Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ kèm theo mẫu sản phẩm đăng ký chứng nhận. Việc thử nghiệm sản phẩm phải được tiến hành bởi các tổ chức thử nghiệm đáp ứng quy định tại Điều 149 Nghị định này.
(4) Bản vẽ hoặc bản chụp kiểu dáng công nghiệp có kích cỡ 21 cm x 29 cm và thuyết minh các thông số kỹ thuật của sản phẩm.
(5) Hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam chỉ có giá trị trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ. Nếu quá 06 tháng, tổ chức, cá nhân phải lập bộ hồ sơ mới đề nghị chứng nhận.
Trình tự, thủ tục chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam
Tại Điều 147 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam cụ thể như sau:
(1) Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trường hợp, hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký để hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá theo trình tự chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều này.
(2) Trình tự chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam bao gồm các hoạt động: thành lập hội đồng đánh giá; tiến hành khảo sát thực tế; họp hội đồng đánh giá; trong trường hợp cần thiết, tiến hành trưng cầu giám định để đánh giá sự phù hợp với bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam. Sau khi có kết quả họp hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ. Trường hợp kết quả đánh giá sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu.
(3) Trường hợp có nguyện vọng tiếp tục được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam, sớm nhất là 03 tháng trước khi quyết định chứng nhận NSTViệt Nam hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân đã được cấp quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam lập hồ sơ đề nghị chứng nhận theo quy định tại Điều 146 Nghị định này.
(4) Trường hợp tổ chức, cá nhân có các thay đổi về thông số kỹ thuật, đặc tính của sản phẩm, dịch vụ hoặc các thay đổi khác có liên quan đến tiêu chí chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam thì gửi hồ sơ đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, chứng nhận theo quy định tại Điều 148 Nghị định này.
(5) Quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, muốn chứng nhận NST Việt Nam thì cần phải thành lập hội đồng đánh giá; tiến hành khảo sát thực tế; họp hội đồng đánh giá; trong trường hợp cần thiết, tiến hành trưng cầu giám định để đánh giá sự phù hợp với bộ tiêu chí NST Việt Nam. Sau khi có kết quả họp hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí NST Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định chứng nhận NSTViệt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Hồ sơ, thủ tục chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam năm 2022 Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Hotline: 0906.719.947,
Email: lienhe.luatvn@gmail.com
- Tư vấn luật kinh doanh bảo hiểm tại Huyện Mường Ảng.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đơn phương tranh chấp tài sản nhanh tại Tân Thành A, Tân Hồng, Đồng Tháp
- Thủ tục ly hôn Đồng thuận Không có con chung nhanh chóng tại Duy Phú, Duy Xuyên, Quảng Nam
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đồng thuận thoả thuận quyền nuôi con trọn gói tại Cự Thắng, Thanh Sơn, Phú Thọ
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đơn phương không tranh chấp quyền nuôi con nhanh tại Tiên Du, Phù Ninh, Phú Thọ