Bởi nhiều lý do khác nhau mà nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp lựa chọn việc giải thể doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp hay còn gọi là đóng cửa doanh nghiệp là một công việc tương đối khó khăn, khó hơn việc thành lập công ty mới rất nhiều.
Công ty của bạn đang ở tỉnh Quảng Bình? Công ty của bạn muốn tiến hành thủ tục giải thể công ty nhưng không biết trình tự, thủ tục, hồ sơ giải thể phải thực hiện như thế nào? Bạn muốn thuê dịch vụ tiến hành thủ tục giải thể công ty tại tỉnh Quảng Bình? GỌI NGAY để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý liên quan đến trình tự, thủ tục giải thể công ty tại tỉnh Quảng Bình dưới đây.
Từ điển Tiếng Việt giải thích giải thể hiểu là không còn hoặc làm cho không còn đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể, một tổ chức nữa.
Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp theo quyết định của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định về các trường hợp bắt buộc phải giải thể doanh nghiệp tại điều 207 Luật doanh nghiệp 2020.
Xem thêm: Đặc điểm của giải thể doanh nghiệp
– Giải thể doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
– Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định ch tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp
– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
Xem thêm: Doanh nghiệp được giải thể trong các trường hợp và điều kiện nào?
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm có:
– Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
– Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc giải thể doanh nghiệp;
– Phương án giải quyết nợ (nếu có).
– Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Mẫu thông báo giải thể doanh nghiệp
1. Giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp.
Bước 1: Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp
Bước 2: Thông báo công khai nghị quyết, quyết định và biên bản họp giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động.
Bước 3: Tổ chức thanh lý và thanh toán tài sản doanh nghiệp
Bước 4. Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng đang làm thủ tục giải thể.
Bước 5. Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp khi doanh nghiệp thanh toán hết các khoản nợ.
Bước 6. Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp
2. Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bắt buộc
Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Ra quyết định giải thể và gửi quyết định này đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và công khai quyết định này
Bước 3: Tổ chức thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ
Bước 4: Nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp
Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật trình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án.
Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Bình
Địa chỉ: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình, 23 Tháng 8, Phường Hải Thịnh, Đồng Hới, Quảng Bình
Hoặc nộp online qua website: dangkykinhdoanh.gov.vn.
Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được thông báo kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể của doanh nghiệp và ý kiến phản đối bằng văn bản của bên có liên quan, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên.
Công ty bạn không biết chuẩn bị hồ sơ giải thể doanh nghiêp như thế nào? Trình tự, thủ tục tiến hành giải thể doanh nghiệp ra sao?? Đừng tiếc một cuộc gọi, một tin nhắn cho LUẬT SƯ để được tư vấn MIỄN PHÍ.
1. Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên lần lượt là: Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; Nợ thuế; Các khoản nợ khác.
3. Không thực hiện các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể
Khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện một số hoạt động nhất định.
Xem thêm: Sau khi có quyết định giải thể, doanh nghiệp bị cấm thực hiện những hoạt động nào?
Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp khi công bố thông tin giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ không phải chịu phí, lệ phí nhà nước. Ngoài ra còn có thể phát sinh một số chi phí như chi phí đi lại, chi phí làm hồ sơ, thuê dịch vụ và các chi phí liên quan khác.
Xem thêm: Lệ phí giải thể doanh nghiệp
1. Giải thể và phá sản
Giải thể và phá sản đều là những hoạt động chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, diễn ra quá trình phân chia tài sản tồn tại của doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản ( thuế, nợ, quyền lợi người lao động,….). Tuy nhiên, giải thể và phá sản có sự khác nhau rõ rệt về nguyên nhân dẫn đến tình trạng của doanh nghiệp, trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiến hành, hậu quả pháp lý,………
Xem thêm: Phân biệt giải thể và phá sản
2. Giải thể công ty TNHH, công ty cổ phần có gì khác nhau?
Về cơ bản các loại hình công ty dù là TNHH hay cổ phần thì trình tự, thủ tục sẽ tương tự nhau. Tuy nhiên cần lưu ý về thẩm quyền trong công ty TNHH có thể là chủ tịch công ty, hội đồng thành viên còn trong công ty cổ phần thì sẽ do đại hội đồng cổ đông ban hành quyết định giải thể công ty.
Xem thêm: Công ty Cổ phần và Công ty TNHH
Làm thế nào để có thể giải thể doanh nghiệp một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất mà lại tiết kiệm tối đa chi phí? Hãy gọi ngay cho LUẬT SƯ để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé!
Trường hợp không thể tự mình tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp, không có thời gian thực hiện, chưa nắm rõ quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ với chi phí tốt nhất.
Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.
- Dịch vụ làm giấy phép lao động nhanh tại tỉnh Bắc Kạn.
- Thủ tục ly hôn đơn phương nhanh tại huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa.
- Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế tại Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.
- [YÊN THẾ] – Thủ tục ly hôn VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI tranh chấp tài sản – 2024
- Dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp nợ chung – tại Hải Nhân, Nghi Sơn, Thanh Hóa