Dịch vụ tư vấn Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường.

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững. Trước tình trạng trái đất đang nóng dần lên, ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn nạn của một quốc gia mà đã trở thành vấn đề chung của hầu khắp vùng miền trên thế giới. Sự tham gia của môi trường là điều kiện cần để duy trì hoạt động sống của con người. Vì vậy Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được ban hành ngày 17/11/2020 có hiệu lực vào ngày 01/01/2022 là một văn bản pháp lý quan trọng thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách bảo vệ môi trường khác. Đánh giá tác động môi trường là một nội dung quan trọng của Luật bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những quy định của pháp luật về vấn đề này. Vì vậy, để giúp đỡ các chủ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với môi trường, Zluat cung cấp dịch vụ tư vấn Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường với những nội dung căn bản đề cập trong bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì?

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì báo cáo đánh giá tác động môi trường là Kết quả đánh giá tác động môi trường.

Tư vấn cho các đối tượng phải Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Tư vấn dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao

– Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

– Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

– Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

– Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

– Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

– Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường

– Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

– Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

– Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

– Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Cần phải lưu ý rằng, dự án ở các trường hợp trên nếu thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Tư vấn, soạn thảo các nội dung cơ bản của báo cáo đánh giá tác động môi trường

Zluat cung cấp dịch vụ tư vấn soạn thảo báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm các nội dung dưới đây:

– Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có).

– Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường.

– Điều kiện, tự nhiên, kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư.

– Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính; chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư.

– Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải.

– Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

– Chương trình quản lý và giám sát môi trường.

– Kết quả tham vấn.

– Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

Tư vấn về các nguyên tắc khi lập báo các đánh giá tác động môi trường

– Một dự án đầu tư chỉ lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.

– Chủ dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước các thời điểm sau đây:

  • Đối với dự án khai thác khoáng sản, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản.
  • Đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ.
  • Đối với dự án đầu tư xây dựng, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước).
  • Trường hợp dự án có cùng một cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và thẩm định thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì các hồ sơ nêu trên được trình đồng thời để thẩm định theo quy định.
  • Đối với các dự án khác không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này, trình trước khi quyết định đầu tư dự án.

Các bước Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Zluat

Bước 1. Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn tại nơi cần lập dự án.

Bước 2. Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH tại khu vực cần lập dự án.

Bước 3. Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án để tránh những bất trắc sau này hoặc trong quá trình tiến hành dự án.

Bước 4. Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực lập dự án; Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực trước khi thực hiện dự án.

Bước 5. Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh.

Bước 6. Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.

Bước 7. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án.

Bước 8. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.

Bước 9. Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

Bước 10. Tham vấn ý kiến Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc nơi thực hiện dự án.

Một số câu hỏi liên quan đến đánh giá tác động môi trường

Tiêu chí nào để phân loại các dự án đầu tư?

Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư bao gồm:

– Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

– Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên;

– Yếu tố nhạy cảm về môi trường gồm khu dân cư tập trung; nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng; yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường.

Khi nào thực hiện đánh giá tác động môi trường?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

Một dự án đầu tư cần lập bao nhiêu báo cáo đánh giá tác động môi trường

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Dịch vụ tư vấn Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Zluat

Bạn là nhà đầu tư, muốn thực hiện các hoạt động đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận nhưng dự án đó thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, tuy nhiên bạn lại chưa nắm rõ các quy định pháo luật hiện hành liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ.

 

Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều dự án sẽ giúp bạn đạt được kết quả một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *