Từ xa xưa, rượu đã là thức uống được ưa dùng bởi các bậc quyền quý như vua chúa, hoàng tộc cho tới người nông dân. Không chỉ vậy, rượu còn được sử dụng nhiều để cúng bái, tế lễ tổ tiên, trời đất và các nghi lễ quan trọng khác. Tuy nhiên, không thể không kể đến tác hại của rượu bia đối với sức khỏe, trật tự, an toàn xã hội. Bởi vậy mà hiện nay muốn sản xuất, kinh doanh rượu một cách hợp pháp các chủ thể cần phải xin giấy phép sản xuất rượu, kể cả việc sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hồ sơ, thủ tục xin giấy phép sản xuất rượu thủ công qua bài viết sau.
Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp và thu lợi nhuận từ đó.
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 105/2017/NĐ-CP của chính phủ quy định về điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh như sau:
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
Thành phần hồ sơ xin giấy phép sản xuất rượu thủ công
Căn cứ Điều 20 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
– Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
– Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
Theo đó, để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp phép sản xuất rượu thủ công trước hết cần phải thực hiện các công việc sau:
– Đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh).
– Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm 2010.
– Tiến hành thủ tục đăng ký công bố sản phẩm.
Thủ tục xin giấy phép sản xuất rượu thủ công
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chủ thể xin cấp giấy phép sản xuất rượu nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu theo quy định tại khoản 18 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ là: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì tiến hành cấp Giấy phép cho thương nhân.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng phải có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Sơn Thủy, Thanh Thuỷ, Phú Thọ. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 60,000 đồng.
- Dịch vụ khởi kiện dân sự tại Thành Phố Bắc Kạn.
- [HÀM THUẬN NAM] – Dịch vụ trọn gói ly hôn THUẬN TÌNH (ĐỒNG THUẬN) phân chia nợ chung – 2024
- Trọn gói ly hôn Đơn phương phân chia khoản nợ chung nhanh chóng tại Phường Tấn Tài, Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận
- Dịch vụ ly hôn với người nước ngoài dành quyền nuôi con nhanh chóng tại Đồng Giáp, Văn Quan, Lạng Sơn