Chắc hẳn ai cũng đã từng được giới thiệu mua bảo hiểm. Nhiều người cho rằng bảo hiểm là lừa đảo; vì họ cho rằng doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng chi trả tiền bảo hiểm cho họ. Hay tiền bảo hiểm quá lớn; lớn hơn rất nhiều phí mà họ đóng. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm, pháp luật đã có quy định về vốn pháp định. Vậy quy định về vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Mức vốn pháp định doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Mức vốn pháp định doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
1. Vốn pháp định là gì?
Có thể hiểu rằng, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà pháp luật quy định bắt buộc doanh nghiệp phải đáp ứng để thành lập doanh nghiệp của mình.
Như vậy, vốn pháp định được hiểu là một điều kiện về mức vốn mà pháp luật quy định cho doanh nghiệp phải có trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh. Mức vốn điều kiện này sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định căn cứ vào tính chất, mức độ rủi ro của ngành nghề kinh doanh mà cơ quan có thẩm quyền ấn định mức vốn pháp định cụ thể.
Như vậy, đối với những ngành nghề pháp luật quy định về mức vốn pháp định, thì doanh nghiệp được thành lập với vốn điều lệ không được phép thấp hơn vốn pháp định. Quy định cụ thể về vốn pháp định về từng ngành nghề được quy định trong Luật doanh nghiệp và những văn bản pháp luật liên quan
2. Đặc điểm vốn pháp định
– Phạm vi áp dụng: Chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định. (Các ngành nghề được nêu trong danh sách). Vốn pháp định dựa vào ngành nghề kinh doanh, hay nói cách khác tùy vào ngành, nghề khác nhau mà tương ứng với nó là mức vốn pháp định khác nhau.
– Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…
– Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Và tránh được, phòng trừ rủi ro.
– Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
– Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.
– Vốn pháp định chủ yếu được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành hoặc văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…
– Trong thời gian hoạt động kinh doanh, số vốn sở hữu phải phù hợp với vốn pháp định và không được thấp hơn so với vốn pháp định.
Hiện nay, để đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 với mục đích hiện thực hóa việc tự do trong kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm nên vốn pháp định không còn là một điều khoản được quy định trong luật doanh nghiệp và chỉ được áp dụng trong một số ngành, nghề.
3. Mức vốn pháp định doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
Của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp dưới); và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định trên; và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định trên, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
Của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí); và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định trên; và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định trên, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
Đối với chi nhánh nước ngoài:
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp bên dưới khoản này); và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định trên; và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định trên, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
- Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc; hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.
4. Vốn pháp định có phải vốn điều lệ không?
Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Mặc dù đều là số vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp nhưng giữa vốn điều lệ và vốn pháp định có một số điểm khác nhau cơ bản như sau:
– Vốn điều lệ áp dụng theo loại hình doanh nghiệp, trong khi đó, vốn pháp định chỉ áp dụng với một số ngành nghề, lĩnh vực (như ngân hàng, bảo hiểm,…).
– Vốn điều lệ không có mức tối thiểu hay tối đa, còn vốn pháp định là con số cố định với từng ngành nghề.
– Vốn điều lệ phải góp đủ trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, còn vốn pháp định phải được góp đủ từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mức vốn pháp định doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Zluat hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Phường Phương Sơn, Nha Trang, Khánh Hòa. Hồ sơ hiện tại, chuyển khoản, điền thông tin, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, chỉ khoảng 70,000 đồng.
- Thực hiện trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài thoả thuận quyền nuôi con nhanh chóng tại Thành Sơn, Bá Thước, Thanh Hóa
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận Không chia tài sản trọn gói tại Trực Thuận, Trực Ninh, Nam Định
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Hồ sơ đang có hiệu lực, mua tại website, điền thông tin, nộp Toà án và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, giá khoảng 50,000 đồng.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Na Sầm, Văn Lãng, Lạng Sơn. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 50,000 đồng.