Khi nhắc đến bảo hiểm y tế thì hầu hết không người dân Việt Nam nào mà lại không biết. Nhưng không phải ai cũng am hiểu về bảo hiểm y tế. Có bao giờ bạn đọc tự hỏi tại sao mình chưa bao giờ đóng tiền bảo hiểm y tế cũng chưa bao giờ thấy ai đến hỏi tiền bảo hiểm y tế vậy mà hằng năm mình vẫn được phát thẻ bảo hiểm y tế không? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào phương thức đóng bảo hiểm y tế của mỗi đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Vậy theo quy định hiện nay, có những phương thức đóng bảo hiểm y tế nào? Bạn đọc hãy cùng Zluat tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Phương thức đóng bảo hiểm y tế
1. Những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Luật bảo hiểm y tế 2014 phân các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng sẽ đóng bảo hiểm y tế. Cụ thể tại Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế 2014 có 05 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:
– Nhóm 1: Đây là nhóm do người sử dụng lao động và người lao động đóng. Bao gồm:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
– Nhóm 2: Những người thuộc nhóm này sẽ do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, gồm những đối tượng sau:
+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
+ Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
+ Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Nhóm 3: Đây là nhóm sẽ do ngân sách nhà nước đóng. Nhóm này bao gồm một số đối tượng điển hình như là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người có công với cách mạng, đại biểu quốc hội, trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng kinh tế khó khăn.
– Nhóm 4: Nhóm này được nhà nước hỗ trợ phần nào chi phí đóng bảo hiểm y tế, bao gồm: người thuộc hộ gia đình cận nghèo, học sinh, sinh viên.
– Nhóm 5: Cuối cùng là nhóm tham gia theo diện hộ gia đình.
2. Phương thức đóng bảo hiểm y tế
Như đã đề cập ở trên, phương thức đóng bảo hiểm y tế sẽ tùy theo bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nào.
Đối với các đối tượng thuộc nhóm 1, hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.
Riêng với các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng thì 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.
Với các đối tượng do cơ quan bảo hiểm chi trả, hằng tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng này từ nguồn kinh phí chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Nếu người tham gia bảo hiểm y tế là người có công với cách mạng thì hằng quỹ, cơ quan lao động – thương binh và xã hội có trách nhiệm chuyển kinh phí từ nguồn thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nguồn thực hiện chính sách bảo trợ xã hội vào quỹ bảo hiểm y tế. Chậm nhất đến ngày 15 tháng 12 hằng năm, cơ quan lao động – thương binh và xã hội phải thực hiện xong việc thanh toán, chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế của năm đó.
Đối với các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí đóng bảo hiểm y tế thì hằng quý, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành và số tiền đóng, hỗ trợ đóng gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế.
Với trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng như trường hợp học sinh, sinh viên là đối tượng được hỗ trợ mức đóng thì phương thức đóng của các đối tượng này là định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng.
Đối với các đối tượng tham gia theo hộ gia đình, phương thức đóng bảo hiểm y tế cũng là định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng.
Ta có thể thấy rằng phương thức đóng bảo hiểm y tế dựa vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, tùy từng đối tượng sẽ có những phương thức đóng khác nhau. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế có thể được tổ chức bảo hiểm y tế đóng bảo hiểm, được ngân sách nhà nước đóng, hoặc cá nhân, hộ gia đình tự đóng tiền vào quỹ bảo hiểm y tế. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Zluat vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: Zluat.vn.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |