Thừa kế là chế định cơ bản được quy định trong pháp luật dân sự hiện hành, là việc người có tài sản để lại lại sản của mình cho người khác trước khi chết. Thông thường, Người được hưởng di sản là người thừa kế, người được nhận tài sản do người chết để lại và mọi người đều có quyền bình đẳng với nhau trong việc hưởng thừa kế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có những người bị pháp luật cấm không được nhận phần di sản mà họ đáng nhẽ được hưởng đúng theo quy định pháp luật vì những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức nghiêm trọng của họ. .. và được cụ thể bằng Điều 621 Bộ luật dân sự 2015. Vậy Điều luật này được hiểu đúng và áp dụng như thế nào trên thực tế, mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây.
Người không được quyền hưởng di sản theo điều 621 BLDS 2015
1. Thế nào là hưởng di sản thừa kế?
Khái niệm di sản thừa kế chưa được văn bản pháp luật nào đưa ra cụ thể mà hầu hết chỉ được nêu ra với cách liệt kê di sản gồm những tài sản nào. BLDS 2015 quy định tại điều 612 thì Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Tài sản được đưa ra thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người chết.
Theo Bộ luật dân sự 2015 thì mọi cá nhân đều có quyền định đoạt tài sản của mình thể hiện dưới dạng di chúc trước khi qua đời. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, không phân biệt nam, nữ, tuổi các, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội…đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Trường hợp có di chúc của người chết để lại thì việc phân chia di sản phải tuân theo ý nguyện của người lập di chúc đã ghi rõ trong di chúc.
– Trường hợp người chết không có di chúc để lại thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo quy định của pháp luật về thừa kế tại Bộ luật dân sự 2015.
* Những người được hưởng thừa kế:
Theo quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2015, đối với trường hợp thừa kế theo di chúc thì người được hưởng thừa kế là người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản chỉ định rõ trong di chúc.
Ngoài ra, Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Theo đó, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
+ Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Những người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 gồm:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
+ Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Người không được quyền hưởng di sản theo điều 621 Bộ luật dân sự 2015
Trong một số trường hợp, người thuộc hàng thừa kế nhưng vẫn không được hưởng thừa kế. Mục đích của quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 mà nhà làm luật muốn hướng tới đó là nhằm nâng cao giá trị truyền thống, đạo đức xã hội ,cũng như trật tự và công bằng xã hội.
Cụ thể Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về những người không được quyền hưởng di sản gồm:
Trường hợp 1: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó
Cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản là cố ý giết người để lại di sản, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người để lại di sản. Ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản là đối xử tàn tệ hoặc đầy đọa người để lại di sản về thể xác, tinh thần. Xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản thể hiện ở hành vi làm nhục, sỉ nhục, bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự người để lại di sản. Tuy nhiên các hành vi này phải tác động đến đối tượng là người để lại di sản.
Khi có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe hay hành vi ngược đãi, hành hạ hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm và có bản án về hành vi đó của người có thể được nhận di sản thì ta không cần xem xét mục đích của việc xâm phạm đó có nhằm là hưởng di sản hay không mà vẫn tước quyền hưởng di sản. Điều quan trọng nhất để có thể áp dụng được căn cứ này đó là phải có bản án có hiệu lực của pháp luật đối với những hành vi nêu trên của người đáng ra được hưởng di sản thừa kế đối với người để lại di sản. Vì vậy, người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kết án thì sẽ không bị ràng buộc bởi điều này. Mặt khác, nếu một người đã bị kết án, sau đó được xóa án tích thì vẫn không được quyền hưởng di sản.
Trường hợp 2: Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
Nghĩa vụ nuôi dưỡng được xác định trong các trường hợp sau đây:
+Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ cha, mẹ – con.
+Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ anh, chị – em.
+Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ ông, bà – cháu
Nghĩa vụ nuôi dưỡng là nghĩa vụ quan trọng được pháp luật và đời sống đạo đức tinh thần của nhân dân ta đề cao. Luật hôn nhân gia đình cũng quy định rất rõ về nghĩa vụ nuôi dưỡng. Một hành vi bị coi là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng để lại di sản khi người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng với người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật nhưng cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người đó lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì không có quyền hưởng di sản của người đó để lại.
Trường hợp 3: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng
Người có hành vi giết người trong trường hợp này bị “tước” quyền hưởng di sản thừa kế khi:
+ Hành vi giết người là hành vi cố ý: nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
+ Mục đích giết người để nhằm chiếm đoạt di sản thừa kế của người khác.
+ Đã có bản án kết án về hành vi cố ý giết người của người đó.
Trường hợp 4: Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản chính là quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu khi còn sống. Hành vi cản trở đối với người lập di chúc là hành vi trái pháp luật. Do vậy, người có hành vi cản trở sẽ bị tước quyền hưởng di sản do người có di sản để lại.
Trường hợp người thừa kế có hành vi lừa dối người lập di chúc hoặc giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc… mà không nhằm mục đích hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người lập di chúc thì chỉ áp dụng các biện pháp chế tài thông thường theo Luật dân sự như bồi thường thiệt hại, chứ không bị tước quyền thừa kế theo trường hợp này.
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự tự do ý chí của các bên trong thừa kế và nhằm tôn trọng ý chí của người để lại di sản nên những người nói trên vẫn được hưởng di sản thừa kế theo di chúc tại khoản 2 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015: “2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.” trong thực tế, người để lại di chúc như cha mẹ thường có tình yêu thương bao la đối với con cái ngay cả khi con cái có những hành vi bất hiếu đi chăng nữa trên tinh thần đó bộ luật dân sự 2015 vẫn mở ra một con đường lựa chọn cho những cha mẹ đó cũng là sự tôn trọng quyết định của người để lại di sản. Bởi Di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Trên đây là bài phân tích của Zluat về những người không được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những chia sẻ, phân tích của chúng tôi về Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 sẽ có ích cho việc giải quyết những vấn đề trong đời sống của quý độc giả. Nếu còn Nếu còn bất kì vướng mắc gì về nội dung này hoặc các vấn đề pháp lý khác bạn có thể phản hồi với Zluat chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn kịp thời.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Phường An Bình, An Khê, Gia Lai. Chia sẻ đơn giản, tòa nhận đơn, viết vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, đơn giản 80,000 đồng.
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Chiềng Cọ, Sơn La, Sơn La, chỉ từ 50.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Long.
- Thủ tục trọn gói ly hôn Thuận tình phân chia nợ chung nhanh tại Dũng Phong, Cao Phong, Hoà Bình
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Tam Sơn, Anh Sơn, Nghệ An, chỉ từ 60.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Trịnh Văn Long.
- Luật sư ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không tranh chấp tài sản – tại Kim Thạch, Vị Xuyên, Hà Giang