Thủ tục tố tụng tư pháp là gì?.

1. Thủ tục tư pháp là gì?

Cách thức, trình tự thực hiện hoạt động điều tra, truy tố và hoạt động xét xử. Thủ tục tư pháp chính là thủ tục tố tụng (hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, trọng tài).

2. Chủ thể của thực hiện thủ tục tư pháp

Chủ thể của thủ tục tư pháp là cơ quan tư pháp hay cụ thể hơn là các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Đó là Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, thư ký phiên tòa, trọng tài viên. Trong tố tụng hình sự, ngoài Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, thư ký phiên tòa còn là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, điều tra viên và kiểm sát viên.

3. Đặc điểm của thủ tục tư pháp

Thủ tục tư pháp được phân biệt với các thủ tục khác thông qua những đặc trưng bản chất gồm:

1) Là thủ tục xét xử hoặc quan hệ trực tiếp tới việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động;

2) Được xây dựng tuân theo những nguyên tắc nhất định và thủ tục này được quy định trong các đạo luật tố tụng; …

4. Các hoạt động hỗ trợ thực hiện hoạt động tư pháp

Bên cạnh hoạt động tư pháp còn tồn tại những hoạt động khác mang tính hỗ trợ, phục vụ hoạt động tư pháp như giám định, công chứng, bào chữa, bảo vệ phiên tòa, giam giữ, dẫn giải can phạm, thi hành các quyết định của cơ quan tư pháp và thi hành bản án của toà án. Những hoạt động này được gọi là hoạt động bổ trợ tư pháp và không mang tính chất đặc trưng của hoạt động tư pháp. Bởi thế, thủ tục thực thi các hoạt động này cũng không thể coi là thủ tục tư pháp.

5. Phân biệt thủ tục tư pháp với các thủ tục khác

Lập pháp, hành pháp, tư pháp là ba khái niệm xuất hiện trong tư tưởng của J.Locke. J.Locke cho rằng quyền lực của  nhà nước gồm có : quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền hành pháp. J.Locke cho rằng ba thức quyền lực trên phải độc lập với nhau nhằm chế ước và kiểm soát lẫn nhau.

Theo khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013:

“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Quyền lực nhà nước ở Việt Nam được phân công cho các cơ quan trong hệ thống nhà nước. Trong đó:
Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp hiến, quyền lập pháp.
Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp.
Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp.

– Thủ tục lập pháp là hoạt động ban hành pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp.

Ví dụ: Hiến pháp năm 2013, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

– Hành pháp là hoạt động thực thi pháp luật. Thủ tục hành pháp được thể hiện thông qua hoạt động của Chính phủ và hoạt động của bộ máy hành chính.

Ví dụ: Luật Tổ chức chính phủ năm 2015, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Thủ tục tư pháp là hoạt động xét xử dựa trên pháp luật được ban hành bởi cơ quan lập pháp. Thủ tục lập tư pháp thể hiện qua hoạt động của hệ thống các cơ quan Tư pháp. Tại Việt Nam, hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm Hệ thống Tòa án nhân dân Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam.

Ví dụ: Luật Tổ chức Tòa án năm 2015, Luật Tố tụng hình sự năm 2015…

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *