Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
1. Khái niệm tố tụng hình sự
Tố tụng hình sự là trình tự (quá trình) tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng( cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án); người tiến hành tố tụng (thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viện; viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên; chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán, hội thẩm và thư kí tòa án); người tham gia tố tụng (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa; người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người làm chứng; người giám định và người phiên dịch), của cá nhân, cơ quan và tổ chức khác góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của luật tố tụng hình sự.
2. Bộ luật Tố tụng Hình sự là gì?
Tố tụng hình sự là những trình tự, thủ tục để xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể có phải là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự hay không, người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự không và một số vấn đề liên quan đến thi hánh án hình sự, bao gồm các giai đoạn tố tụng hình sự chính là: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và thi hành bản án, quyết định của tòa án do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Theo đó, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
3. Mục đích của tố tụng hình sự
-TTHS có mục đích “phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”.
-TTHS Việt Nam cũng có mục đích “bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.
4. Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự
- Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
- Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
- Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật
- Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân
- Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
- Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
- Xác định sự thật của vụ án
- Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
- Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
- Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng
- Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
- Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
- Toà án xét xử tập thể
- Xét xử công khai
- Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án
- Thực hiện chế độ hai cấp xét xử
- Giám đốc việc xét xử
- Bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Toà án
- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự
- Trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
- Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan tiến hành tố tụng
- Phát hiện và khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội
- Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
- Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan
- Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra
- Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
- Giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
5. Các chức năng , nhiệm vụ chủ yếu của tố tụng hình sự
– Bảo vệ chế độ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức
Luật tố tụng hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Thông qua luật tố tụng hình sự, Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trong lĩnh vực đấu tranh phòng và chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, bảo vệ lợi ích của nhà nước.Mặt khác, Nhà nước là của nhân dân vì vậy quyền lợi của nhà nước cũng là quyền lợi của đại nhân dân lao động, luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
– Đấu tranh phòng và chống tội phạm
Luật tố tụng hình sự là công cụ sắc bén của nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, thể hiện quyền lực của nhà nước, quyền lực của nhân dân một cách mạnh mẽ, công khai và trực tiếp. Các quy định của luật tố tụng hình sự thể hiện rõ nét tính quyền lực của nhà nước. Luật tố tụng hình sự tạo căn cứ pháp lí để cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự nhằm phát hiện nhanh chóng, xử lí kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, thể hiện sức mạnh cưỡng chế của nhà nước đối với tội phạm và người phạm tội.
– Giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm,
Luật tố tụng hình sự là phương tiệ quan trọng để giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của cuộc sống, xã hội chủ nghĩa. Các vi phạm pháp luật này là căn cứ để người tiến hành tố tụng ý thức rõ phạm vi, mức độ quyền hạn của mình, giúp cho người tham gia tố tụng nhận thức rõ các quyền và nghĩa vụ tố tụng để họ có thể bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ. Luật tố tụng hình sự còn quy định những biện pháp có ý nghĩa khuyến khích, động viên đối với những người thực hiện tốt nghĩa vụ của mình và những biện pháp xử lí đối với những người đã vi phạm pháp luật , những quy định đó cũng có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục ý thức pháp luật của công dân. Mặt khác luật tố tụng hình sự còn quy định những nguyên tắc, những hình thức cụ thể để mọi người đều tham gia góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự. Những quy định đó nhằm tác động đến ý thức, phát huy tính chủ động, tích cực của mọi công dân tham gia vào cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm
6. Các giai đoạn của tố tụng hình sự.
Luật tố tụng hình sự Việt Nam chia quá trình tố tụng thành các giai đoạn:
-Khởi tố vụ án hình sự là giai doạnđầu tiên của tố tụng hình sự trong đó, cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
-Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, tiến hành thu thập kiểm tra và đánh giá chứng cứ để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội
-Truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết để truy tố bị can trước tòa bằng bản cáo trạng hoặc ra quyết định tố tụng khác nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự theo quy định của pháp luật
-Xét xử:
+Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tức tòa án tiến hành giải quyết và xử lí vụ án bằn việc ra bản án hoặc các quyết định cần thiết khác.
+Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tức tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm của tòa án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
-Thi hành án là một giai đoạn của tố tụng hình sự nhằm thực hiện bản án và quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
-Thủ tục đặc biệt gồm tái thẩm và giám đốc thẩm, trong đó tòa án xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện cí vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lí vụ án hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
Các yếu tố này trong tổng thể là xương sống của tố tụng hình sự. Những yếu tố đó hợp thành một hệ thống tố tụng hình sự thống nhất, nhất quán với nhau, trong đó mục đích của tố tụng hình sự là yếu tố quan trọng nhất, chi phối các yếu tố khác. Mục đích nào thì sẽ đặt ra những yêu cầu đòi hỏi như vậy cho các hoạt động tố tụng hình sự, tức là các nguyên tắc của tố tụng hình sự. Đến lượt chúng, cùng với mục đích, các nguyên tắc của tố tụng hình sự là điểm xuất phát để xác định chức năng, vị trí và các mối quan hệ giữa các chủ thể tố tụng hình sự, phương thức của việc bảo đảm chứng cứ và của quá trình chứng minh trong vụ án hình sự.
7. Điều 134 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Điều 134. Tính thời hạn
1. Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày, tháng, năm. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn.
Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.
Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh, quyết định. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thì 01 tháng được tính là 30 ngày.
2. Trường hợp có đơn hoặc giấy tờ gửi qua dịch vụ bưu chính thì thời hạn được tính theo dấu bưu chính nơi gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ gửi qua cơ sở giam giữ thì thời hạn được tính từ ngày Trưởng Nhà tạm giữ, Trưởng Buồng tạm giữ thuộc Đồn biên phòng, Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Tràng Sơn, Đô Lương, Nghệ An. Chia sẻ đơn giản, tòa nhận đơn, viết vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, đơn giản 60,000 đồng.
- Aluat.vn | Dịch vụ thay đổi đại diện pháp luật tại Huyện Ia Pa.
- Thực hiện trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài không tranh chấp quyền nuôi con – tại Quảng Minh, Việt Yên, Bắc Giang
- Luật sư ly hôn với người nước ngoài thoả thuận quyền nuôi con – tại Tây Sơn, Kỳ Sơn, Nghệ An
- Dịch vụ ly hôn Đồng thuận phân chia khoản nợ chung trọn gói tại Ninh An, Ninh Hòa, Khánh Hòa