Phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.

Trong khoa học pháp lý, không khó để phân biệt hai thuật ngữ và “Tội phạm hình sự” và “Vi phạm pháp luật”. Tuy nhiên trong thực tế, ranh giới này rất mong manh, dẫn đến nhiều trường hợp bất cập. Vậy tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác có gì khác nhau? Hãy cùng Zluat tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Vi phạm hình sự là gì? Phân biệt vi phạm hình sự với vi phạm khác

Phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác

1. Các đặc điểm giống nhau giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác

Tội phạm, xét về bản chất pháp lí, cũng là loại vi phạm pháp luật. Do vậy, giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, trước hết là vi phạm hành chính và vi phạm kỉ luật, có những điểm gần giống nhau. Vấn đề đặt ra là cần phải phân biệt và xác định ranh giới giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Việc phân biệt này không chỉ có ý nghĩa trong khi áp dụng luật mà có ý nghĩa ngay cả khi xây dựng và giải thích luật.

Nhận thức đầy đủ về tội phạm cũng như về ranh giới giữa tội phạm với các vi phạm pháp luật khác là cơ sở cần thiết cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng luật hình sự.

2. Sự khác nhau giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác

Tội phạm khác các vi phạm pháp luật khác ở các điểm sau:

2.1. Về nội dung

Tội phạm là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội khác với các hành vi vi phạm pháp luật khác. Các vi phạm pháp luật khác tuy cũng có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng còn ở mức độ chưa đáng kể. Tội phạm là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ đáng kể. Ranh giới giữa “nguy hiểm đáng kể” và “nguy hiểm chưa đáng kể” là ranh giới cần được xác định khi xây dựng luật cũng như khi giải thích và áp dụng luật hình sự.

Căn cứ vào ranh giới này, nhà làm luật xác định những hành vi bị coi là tội phạm và quy định trong luật hình sự. Khi tội phạm đã được quy định trong luật hình sự, ranh giới giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có thể đã được xác định một cách dứt khoát, hành vi bị quy định chỉ có thể là tội phạm mà không thể là vi phạm pháp luật khác được. Ví dụ: Hành vi giết người (Điều 123 Bộ luật Hình sự), hành vi hiếp dâm (Điều 141 Bộ luật Hình sự)… Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp điều luật chưa thể hiện được cụ thể và dứt khoát ranh giới giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, hành vi bị quy định có thể là tội phạm trong trường hợp này nhưng ở trường hợp khác chỉ là vi phạm pháp luật khác. Ví dụ: Hành vi hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự), hành vi gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật Hình sự)…

Đối với những trường hợp này, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải có sự giải thích khi nào những trường hợp đó bị coi là có tính nguy hiểm đáng kể, khi nào thì chưa. Trong trường hợp ranh giới này chưa được giải thích, người áp dụng pháp luật phải tự giải thích để xác định trường hợp cụ thể là tội phạm hay chưa là tội phạm.

Như vậy, việc áp dụng luật hình sự có thể cũng đòi hỏi người áp dụng phải tự xác định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác vì không phải tất cả các điều luật cần giải thích đều đã được giải thích và sự giải thích nhiều khi cũng chỉ có tính tương đối. Trong những trường hợp này, người áp dụng pháp luật phải tự đánh giá tính nguy hiểm của hành vi (đã được quy định trong luật hình sự) xem hành vi đó có tính nguy hiểm đáng kể hay chưa.

2.2. Về hình thức pháp lí

Tội phạm được quy định trong luật hình sự; các vi phạm pháp luật khác được quy định trong các văn bản của các ngành luật khác. Tuy chỉ là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lý nhưng dấu hiệu được quy định trong luật hình sự hay trong các ngành luật khác có ý nghĩa quan trọng đối với những người áp dụng pháp luật. Đây là căn cứ đầu tiên mà người áp dụng phải dựa vào để xác định hành vi có phải là tội phạm không. Hành vi chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu đã được quy định trong luật hình sự. Hành vi chưa được hoặc không được quy định trong luật hình sự thì đối với người áp dụng, vấn đề xác định có phải là tội phạm hay không không được đặt ra, vì hành vi đó đã rõ ràng không phải là tội phạm.

2.3. Về hậu quả pháp lý

Tội phạm bị xử lý bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt; các vi phạm pháp luật khác chỉ có thể bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước ít nghiêm khắc hơn.

3. Các tiêu chí phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác

3.1. Đối với cơ quan xây dựng luật

Đối với cơ quan xây dựng luật, tiêu chí phân biệt giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác là mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội.

Tội phạm là hành vi có tính “nguy hiểm đáng kể” cho xã hội. Để đánh giá hành vi có tính nguy hiểm đáng kể hay không đáng kể để quy định là tội phạm hay chỉ là vi phạm pháp luật khác, cơ quan xây dựng luật có thể căn cứ vào sự đánh giá tổng hợp của nhiều loại tình tiết khách quan và chủ quan, trong đó đặc biệt chú ý đến những loại tình tiết sau:

– Tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại;

– Tính chất và mức độ thiệt hại gây ra hoặc có thể gây ra cho các quan hệ xã hội;

– Tính chất của lỗi…

3.2. Đối với cơ quan giải thích pháp luật

Đối với cơ quan giải thích pháp luật, tiêu chí phân biệt giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác cũng là mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội.

Để giải thích hành vi đã được quy định trong luật hình sự khi nào có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, các nhà giải thích thường dựa vào các căn cứ sau:

– Tính chất và mức độ của thiệt hại;

– Tính chất của thủ đoạn phạm tội;

– Tính chất của động cơ phạm tội.

3.3. Đối với người áp dụng pháp luật

Đối với người áp dụng pháp luật, tiêu chí phân biệt giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trước hết là dấu hiệu có được quy định trong luật hình sự hay không. (Hiện nay, luật hình sự được hiểu là Bộ luật Hình sự)

Đối với những trường hợp (đã được quy định, chưa được giải thích hoặc đã được giải thích nhưng chưa cụ thể) đòi hỏi người áp dụng phải tự xác định hành vi có tính nguy hiểm đáng kể hay không thì căn cứ giúp việc xác định có là tội phạm hay không cũng tương tự như ở trường hợp b, nghĩa là có thể căn cứ vào:

– Tính chất và mức độ thiệt hại;

– Tính chất của phương pháp, thủ đoạn, của công cụ, phương tiện phạm tội;

– Tính chất của động cơ;

– Mức độ lỗi.

Trên đây là các thông tin về Phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác  mà Zluat cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Zluat của chúng tôi. Công ty Zluat luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *