Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Trách nhiệm luôn là một gánh nặng nhưng nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình phát triển. Người sống có trách nhiệm sẽ được người khác tôn trọng và sẽ dễ dàng đạt được thành công. Trong bất kỳ lĩnh vực nào, trách nhiệm luôn là điều được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo thông tin về Trách nhiệm giải trình đối với nhân dân của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương.

1. Khái niệm về trách nhiệm giải trình
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã đưa ra quan niệm về trách nhiệm giải trình, theo đó: “Trách nhiệm giải trình là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao”.
Tại Khoản 1, Điều 15 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về trách nhiệm giải trình như sau: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó. Người thực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công, người được ủy quyền hợp pháp để thực hiện trách nhiệm giải trình.
2. Khái quát về giải trình trong nền công vụ
Giải trình trong nền công vụ thường được nhìn nhận ở nhiều góc độ. Có giải trình ở khía cạnh chính trị – giải trình của các chính khách trước người dân về trách nhiệm của mình đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực mình quản lý; có giải trình ở khía cạnh pháp lý đó là giải trình của công chức, viên chức khi để xảy ra các sự việc ảnh hưởng đến tính đúng đắn trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Tuy vậy, về bản chất, nội dung của “giải trình” không thay đổi. Điều này cũng đúng với giải trình trong tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, chỉ khi gắn với cụm từ “trách nhiệm”, trạng thái của giải trình mới được nhấn mạnh, thiên về tính chính trị, pháp lý và đạo đức của cá nhân người giải trình. “Trách nhiệm” ở đây được hiểu là việc phải làm, mang tính tự thân của chủ thể và cũng là “trách nhiệm” theo quy định buộc phải thực hiện giải thích, trình bày, làm rõ các nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện và xác định rõ đã thực hiện được đến đâu, vì sao. Bên cạnh đó còn thể hiện trách nhiệm pháp lý – phải chịu hậu quả và tinh thần sẵn sàng chịu hậu quả về các hành vi của mình.
Theo đó, nội dung này được quy định chi tiết tại Chương II Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ. Cụ thể như sau:
3. Nội dung và điều kiện giải trình
Căn cứ Điều 3 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định về nội dung giải trình nhưu sau:: Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi. Thẩm quyền ban hành quyết định, thực hiện hành vi. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định, thực hiện hành vi. Nội dung của quyết định, hành vi.
Về điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình được quy định tại Điều 4 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP: Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có yêu cầu giải trình (Điều 4).
4. Trách nhiệm giải trình trước nhân dân
Trách nhiệm giải trình trước nhân dân: Đây là công việc tưởng dễ, nhưng thực chất cực kỳ khó khăn. Thứ nhất, nhân dân với tư cách là người làm chủ xã hội, cán bộ, công chức là “công bộc của nhân dân”. Người đầy tớ lúc nào cũng cảm thấy khó khăn, áp lực khi phải giải trình, giải thích mọi việc với ông chủ của mình, đó là tâm lý chung. Thứ hai, nhân dân là tập hợp nhiều người với mọi thành phần xã hội, khác nhau về nhận thức, trình độ, góc độ nhìn nhận vấn đề nên…, do đó, để mọi người cùng hiểu một hay một nhóm vấn đề quả thật không dễ chút nào. Thứ ba, không bao giờ trong xã hội có thống nhất tuyệt đối về tư tưởng, do đó khi tiếp cận một vấn đề cụ thể, nhà nước thường gặp phải sự “phản ứng” của những người hoặc nhóm người không cùng quan điểm. Cuối cùng, không phải vấn đề nào cũng có thể giải trình một cách cụ thể trước nhân dân, nhất là những công việc mang tính kỹ thuật của nền hành chính, những quy định trong nội bộ của tổ chức hoặc các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh… Nhưng, dù khó khăn đến đâu, không trước thì sau, không sớm thì muộn, cán bộ có thẩm quyền cũng phải giải thích để nhân dân thấu hiểu, bởi suy cho cùng mọi hoạt động của Nhà nước và của đội ngũ cán bộ, đảng viên đều hướng đến mục đích chung: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Trên đây là nội dung Trách nhiệm giải trình đối với nhân dân của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung trên. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật Zluat để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |