Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Thủ tục này là hình thức đảm bảo pháp chế XHCN trong tố tụng dân sự.Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ viết về chủ đề Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự. Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé.
1.Quy định về giám đốc thẩm
1.1.Đặc điểm
Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt, không phải là một cấp xét xử. Tính chất đặc biệt thể hiện ở đặc điểm sau:
– Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải xét xử lại các bản án, quyết định đó.
– Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
– Căn cứ làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là khi phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.
– Chủ thể làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm chỉ có một số người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Thủ tục giám đốc thẩm không mở công khai và bắt buộc phải có sự tham gia của viện kiểm sát.
1.2. Kháng nghị giám đốc thẩm:
Là hành vi tố tụng của chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ theo quy định của pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án. Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm được pháp luật giới hạn trong phạm vi nhất định.
2.Ai là người có quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm
Theo quy định tại Điều 285 Bộ luật tố dụng dân sự, người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là:– Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án “các cấp”.– Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.
3.Thủ tục giám đốc thẩm theo tố tụng dân sự
Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 tại Điều 331 có quy định như sau:
Người có thẩm quyền tiến hành kháng nghị bao gồm: thông thường đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp cao hoặc một số Tòa án khác, thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngoại trừ một số trường hợp khác theo luật định. Trong trường hợp xét thẩm quyền kháng nghị theo phạm vi lãnh thổ, địa bàn khu vực, thẩm quyền thuộc về Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Những căn cứ, điều kiện kháng nghị giám đốc thẩm như đã nêu trên được quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Căn cứ theo Điều 327 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì:
– Khi phát hiện căn cứ cho rằng có dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết, xét xử vụ án của Tòa án mà đã ban hành bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực, các bên đương sự, những người có quyền và lợi ích liên quan có quyền được yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định đó nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên và tính đúng đắn, hợp pháp trong quá trình giải quyết vụ án thông qua một văn bản đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thời hạn để nộp đơn đề nghị là trong vòng 01 năm tính từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Ngoài ra, trường hợp phát hiện ra sự vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì Viện kiểm sát, Tòa án hoặc tổ chức, cơ quan, cá nhân khác có thể thông báo cho người có thẩm quyền thực hiện kháng nghị được quy định tại Điều 331 của Bộ luật này, việc thông báo cũng phải được thể hiện bằng văn bản.
– Khi phát hiện có căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, Chánh án Tòa án nhân dân Tỉnh thực hiện việc kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thực hiện việc kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị.
Trong đó, pháp luật cũng quy định cụ thể về đơn đề nghị đã nêu trên như sau:
– Trong đơn đề nghị luôn phải đầy đủ các nội dung chính sau: Thời gian làm đơn đề nghị (ngày, tháng, năm); Họ tên và địa chỉ người làm đơn; Thông tin về tên bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án mà được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm; Nội dung thể hiện rõ lý do của người đề nghị và yêu cầu, nội dung vi phạm pháp luật được phát hiện, nguyện vọng của người làm đơn; để đảm bảo tính hợp pháp và rõ ràng, người làm đơn phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn nếu là cá nhân, đối với người đề nghị là tổ chức, cơ quan thì phải có chữ ký và đóng dấu của của người đại diện theo luật định.
– Người làm đơn phải nộp kèm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, các thông tin, tài liệu, chứng cứ (nếu có) nhằm đảm bảo chứng minh những yêu cầu của mình hợp pháp và có căn cứ cụ thể. Đơn đề nghị và các chứng cứ, thông tin, tài liệu vừa nêu được gửi cho người có thẩm quyền kháng nghị.
Sau khi nhận được đơn đề nghị hợp pháp của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát có nghĩa vụ phải ghi vào sổ nhận đơn, thực hiện việc cấp, gửi giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Trong trường hợp đơn đề nghị không đáp ứng đủ điều kiện của pháp luật theo Điều 328 của Bộ luật này thì Viện kiểm sát, Tòa án có thể gửi thông báo, yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thêm trong thời gian 01 tháng, quá thời hạn 01 tháng trên nếu vẫn không có phản hồi của người gửi đơn thì bên Tòa án, Viện kiểm sát có quyền trả lại, không thụ lý đơn đề nghị nhưng phải thông báo, nêu rõ lý do cho đương sự biết và ghi chú vào sổ nhận đơn.
Cá nhân, tổ chức được người có thẩm quyền kháng nghị giao cho việc thực hiện việc tìm hiểu, xem xét nghiên cứu đơn có nghĩa vụ thông báo, kiến nghị hồ sơ vụ án và báo cáo, đề xuất lên người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm ra quyết định kháng nghị, trong trường hợp có lí do chính đáng để không thực hiện việc kháng nghị thì phải thông báo và nêu rõ lí do đó cho người nộp đơn thông qua văn bản. Toàn bộ thủ tục tiếp nhận đơn và đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án qua thủ tục giám đốc thẩm được quy định cụ thể tại Điều 329 Bộ luật này.
Ngay sau khi có quyết định về việc kháng nghị của người có thẩm quyền, quyết định này phải được gửi cho Tòa án nơi có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị cùng với các đương sự, các cá nhân, tổ chức khác có quyền, lợi ích, nghĩa vụ có liên quan. Trong trường hợp người kháng nghị là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo hồ sơ của vụ án. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát tiến hành nghiên cứu hồ sơ và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm khi hết thời hạn.
Về thời hạn kháng nghị đối với thủ tục giám đốc thẩm: Thông thường, thời hạn kháng nghị tính từ ngày bản án và quyết định của Tòa án có hiệu lực, người có thẩm quyền kháng nghị thủ tục này có thể tiến hành việc kháng nghị khi có đầy đủ hồ sơ hợp pháp trong vòng 03 năm. Ngoài ra, thời hạn kháng nghị vẫn có thể được kéo dài thêm 02 năm khi đã hết thời hạn trên nếu có các điều kiện:
– Đương sự vẫn thực hiện tiếp việc gửi đơn đề nghị sau khi đã hết thời hạn 03 năm kháng nghị;
– Có căn cứ cho rằng bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án không phù hợp với quy định của pháp luật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, những người có quyền và lợi ích liên quan hoặc lợi ích chung của xã hội, của đất nước.
Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm cũng được quy định một cách cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các bên, Tòa án nhân dân nắm thẩm quyền giám đốc thẩm có trách nhiệm tiến hành mở phiên tòa xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm trong vòng 04 tháng. Thời điểm bắt đầu được tính từ ngày Tòa án nhận được kháng nghị cùng với hồ sợ hợp pháp của vụ án.
Các quy định có liên quan về phạm vi giám đốc thẩm, thẩm quyền của hội đồng xét xử giám đốc thẩm… được quy định cụ thể từ Điều 342 đến Điều 350 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Lan Giới, Tân Yên, Bắc Giang. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 60,000 đồng.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn với người nước ngoài tranh chấp tài sản nhanh chóng tại Phường Thanh Tuyền, Phủ Lý, Hà Nam
- Dịch vụ thành lập công ty tư vấn du học tại Huyện Trần Đề.
- Thủ tục ly hôn Đơn phương thoả thuận quyền nuôi con – tại Phường Đông Mai, Quảng Yên, Quảng Ninh
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Phú Đông, Tân Phú Đông, Tiền Giang. Hồ sơ hiện tại, chuyển khoản, điền thông tin, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, chỉ khoảng 80,000 đồng.