Chế định Thừa phát lại đã có từ lâu và hiện đang được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy thừa phát lại là gì? Đất thừa phát lại được quy định như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Zluat sẽ cung cấp thông tin về Đất thừa phát lại là gì và những điều cần biết – Zluat. Mời các bạn tham khảo.
1. Thừa phát lại là gì?
Khái niệm Thừa phát lại được quy định tại khoản 1, điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau: ” Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.
Chức danh Thừa phát lại được dùng để chỉ một người do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để thực hiện một số chức năng giống với thẩm quyền của công chức nhà nước nhưng lại không phải cán bộ, công chức nhà nước. Thừa phát lại là một chức danh bổ trợ tư pháp, giống tên gọi của một số chức danh tư pháp khác như: thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… Thừa phát lại không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước, nhưng Thừa phát lại được nhà nước tuyển chọn theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt và bổ nhiệm để làm một số công việc thuộc thẩm quyền của Nhà nước.
Việc bổ nhiệm Thừa phát lại phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP gồm:
– Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có độ tuổi không quá 65, chấp hành Hiến pháp, pháp luật và có đạo đức tốt.
– Có bằng tốt nghiệp đại học/sau đại học chuyên ngành Luật.
– Công tác pháp luật từ 03 năm trở lên sau khi có bằng chuyên ngành Luật nêu trên.
– Tốt nghiệp khóa đào tạo bồi dưỡng nghề Thừa phát tại Học viện Tư pháp hoặc công nhận tương đương với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.
– Đạt yêu cầu trong kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
2. Đất thừa phát lại là gì?
Đất thừa phát lại là đất có sự đảm bảo về mặt pháp lý của giao dịch bất động sản mà khách hàng tham gia.
Đây là cách hiểu đơn giản được các môi giới áp dụng. Tuy nhiên, trên thực tế không có quy định cụ thể nào của Pháp luật nêu rõ khái niệm “đất thừa phát lại” là gì.
3. Thủ tục làm vi bằng đất thừa phát lại
Bước 1: Người có nhu cầu làm vi bằng cần đến trụ sở văn phòng thừa phát để yêu cầu
Thừa phát lại hoặc thư ký nghiệp vụ của họ sẽ tiếp nhận thông tin của bạn. Văn phòng sẽ kiểm tra lại tính hợp pháp về yêu cầu làm vi bằng của khách hàng.
Bước 2: Thỏa thuận về thủ tục lập vi bằng.
Người yêu cầu sẽ ký các phiếu đảm bảo cho các nội dung sau:
– Nội dung được yêu cầu lập vi bằng nhà đất
– Địa điểm và thời gian làm vi bằng.
– Chi phí làm vi bằng
– Một số thỏa thuận khác theo yêu cầu, nếu có.
Bước 3: Tiến hành làm vi bằng
Đế tiến hành làm vi bằng, cả hai bên cần thống nhất các nội dung cụ thể từ trước. Việc làm vi bằng cầm đảm bảo các nội dung sau:
– Tên và địa chỉ văn phòng. Họ, tên Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng
– Vị trí, thời gian lập vi bằng
– Người chứng kiến khác (nếu có)
– Thông tin yêu cầu lập vi bằng
– Nội dung lập vi bằng được khai
– Lời cam đoan Thừa phát lại về tính khách quan, trung thực trong quá trình lập vi bằng.
– Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu.
Bước 4: Bàn giao kết quả thỏa thuận làm vi bằng
Vi bằng được làm thành 3 bản chính gồm:
– 01 bản dành cho người yêu cầu.
– 01 bản đăng ký và được lưu giữ tại Sở Tư Pháp
– 01 bản được lưu trữ tại văn phòng Thừa phát.
4. Những lưu ý về thừa phát lại
– Khi thực hiện các công việc về thi hành án dân sự, người được Nhà nước bổ nhiệm thực hiện có thẩm quyền như Chấp hành viên. Trừ thẩm quyền xử phạt vi phạm theo quy định.
– Mọi đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại đưa ra, đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật. Đơn vị và cá nhân có quyền được từ chối trái pháp luật yêu cầu của Thừa phát lại. Trong trường hợp phải chịu toàn bộ trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu xảy ra.
– Nhiệm vụ của Thừa phát là phải được ghi nhận các thông tin trong hợp đồng văn phòng với người được yêu cầu.
Văn phòng Thừa phát phải có trụ sợ và con dấu cũng như tài khoản riêng. Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về tính pháp lý.
Trên đây là tất cả thông tin về Đất thừa phát lại là gì và những điều cần biết – Zluat mà Công ty Luật Zluat cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật Zluat để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) dành quyền nuôi con trọn gói tại Vĩnh Lợi, Tân Hưng, Long An
- Giấy đơn Ly hôn Đơn phương kèm hướng dẫn Ly hôn Đơn phương tại Ngọc Long, Yên Mỹ, Hưng Yên. Giấy hiện nay, thanh toán Online, điều mẫu, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, giá chỉ khoảng 40,000 đồng.
- [THẠCH THÀNH] – Thủ tục trọn gói ly hôn THUẬN TÌNH nhanh chóng 2024
- Trọn gói ly hôn Đơn phương không tranh chấp quyền nuôi con nhanh tại Vĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An
- Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên tại Huyện Lý Nhân.