Sổ đỏ là cách gọi vắn tắt của người dân đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Tuy nhiên; kể từ ngày 10/12/2009; Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực đã quy định thống nhất các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bài viết dưới đây của Zluat về Đăng ký bổ sung nhà ở vào sổ đỏ được thực hiện thế nào? hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Đăng ký bổ sung nhà ở vào sổ đỏ được thực hiện thế nào?
I. Khái niệm sổ đỏ
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
II. Hồ sơ đăng ký bổ sung nhà ở vào sổ đỏ gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung một số điều tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị đăng ký, cấp giấy chứng nhận (theo Mẫu số 04a/ĐK)
– Một trong các giấy tờ hợp lệ được quy định theo Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của tài sản cần đăng ký bổ sung vào sổ đỏ đã cấp mà người sử dụng đất cần bổ sung các giấy tờ khác nhau, cụ thể:
+ Nếu đăng ký bổ sung nhà ở thì phải có một trong các giấy tờ chứng nhận tài sản là nhà ở.
+ Nếu đăng ký bổ sung quyền sở hữu đối với công trình xây dựng (không phải là nhà ở) thì người sử dụng đất cần bổ sung một trong các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
Lưu ý, giấy tờ khi nộp là bản sao có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính.
– Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở đã có sơ đồ nhà ở phù hợp với hiện trạng.
– Giấy chứng nhận đã cấp;
– Các loại chứng từ chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có);
Như vậy, để đăng ký bổ sung nhà ở vào sổ đỏ bạn cần chuẩn bị đủ một bộ hồ sơ, tài liệu mà chúng tôi đã phân tích ở trên.
III. Trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung nhà ở vào sổ đỏ
Căn cứ Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định việc đăng ký bổ sung nhà ở vào giấy chứng nhận đã cấp được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Cách 1: Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. Với địa phương đã thành lập Bộ phận một cửa thì người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa.
– Cách 2: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) nếu hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn cho người nộp hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ thiếu, không đầy đủ hoặc hồ sơ không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cụ thể để người nộp hồ sơ bổ sung, làm lại hồ sơ.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thực hiện các công việc:
– Thực hiện các công việc chuyên môn nhằm xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất. Tiến hành việc trích đo địa chính thửa đất hoặc trích lục bản đồ địa chính của thửa đất.
– Tiến hành xác nhận, kiểm tra sơ đồ tài sản gắn liền với đất
– Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
– Cập nhật các thông tin của thửa đất, tài sản gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Nhận kết quả
Người được cấp Giấy chứng nhận nhận lại bản chính giấy tờ đã được xác nhận cấp Giấy chứng nhận và Giấy chứng nhận.
Thời gian thực hiện thủ tục
Theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời gian thực hiện là không quá 15 ngày.
Không quá 25 ngày với các địa phương là sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, các xã miền núi, hải đảo…
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Đăng ký bổ sung nhà ở vào sổ đỏ được thực hiện thế nào? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Đăng ký bổ sung nhà ở vào sổ đỏ được thực hiện thế nào?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |