Kết hôn là một sự kiện quan trọng của mỗi người trong cuộc sống. Vậy nhưng hiện nay nhiều người đã lợi dụng việc quyết hôn giả tạp để trục lợi nhằm đạt được lợi ích cá nhân. Việc kết hôn giả tạo là một hành vi bị cấm trong pháp luật về hôn nhân gia đình. Vậy pháp luật quy định về xử lý kết hôn giả tạo như thế nào?? Do đó, để trả lời cho vấn đề này, bài viết dưới đây của Công ty Luật Zluat sẽ cung cấp thông tin về Xử lý kết hôn giả tạo như thế nào?. Mời các bạn tham khảo.

1. Kết hôn trái pháp luật là gì?
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, kết hôn trái pháp luật được định nghĩa như sau: Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình. Điều kiện kết hôn được pháp luật về hôn nhân gia đình quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
2. Kết hôn giả tạo là gì?
Căn cứ khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”.
Bên cạnh đó, điểm d khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ:
Các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. Trong đó, điểm a Khoản 2 Điều 5 quy định cụ thể về một trong các trường hợp cấm kết hôn chính là kết hôn giả tạo.
Trên thực tế thì việc kết hôn giả tạo vẫn được đảm bảo về thủ tục pháp lý, những cặp vợ chồng dù chỉ kết hôn giả tạo vẫn được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn.
Tuy nhiên, mục đích của hôn nhân lại không đảm bảo và việc kết hôn, cũng như các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức giấy tờ, hai người không hề chung sống với nhau hoặc chung sống nhưng lại nhanh chóng ly hôn sau khi một trong hai người hoặc cả hai đã đạt mục đích.
Hôn nhân giả tạo thực chất chỉ là cuộc hôn nhân theo hợp đồng thỏa thuận trái với quy định pháp luật vì những lợi ích nào đó chứ không xuất phát từ tình yêu với mục đích xây dựng hạnh phúc gia đình.
Do đó, các trường hợp kết hôn giả tạo dù là với mục đích gì đều bị cấm. Khi có yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định, việc kết hôn này sẽ bị hủy bởi Tòa án.
3. Kết hôn giả tạo bị xử lý như thế nào?
Điểm d khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định mức phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi lợi dung việc kết hôn để:
– Xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài
– Hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước
– Đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm còn bị thu hồi và bị Tòa án có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã cấp.
Đồng thời, khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình cũng quy định, phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi:
– Kết hôn/chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
– Kết hôn/chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
– Cưỡng ép kết hôn/lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
– Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
– Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Như vậy việc kết hôn giả tạo có thể bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm, bị thu hồi, thậm chí hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã cấp.
Trên đây là tất cả thông tin về Xử lý kết hôn giả tạo như thế nào? mà Công ty Luật Zluat cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật Zluat để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |