Trong pháp luật về quan hệ hôn nhân, nhà nước ta không thừa nhận và bảo vệ cho những trường hợp kết hôn trái pháp luật. Vậy hiểu thế nào là kết hôn trái pháp luật? Và đặc điểm của kết hôn trái pháp luật như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi đó bài viết dưới đây của Công ty Luật Zluat sẽ cung cấp thông tin về Đặc điểm của kết hôn trái pháp luật. Mời các bạn tham khảo.
1. Kết hôn trái pháp luật là gì?
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, kết hôn trái pháp luật được định nghĩa như sau: Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình. Điều kiện kết hôn được pháp luật về hôn nhân gia đình quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
2. Đặc điểm của kết hôn trái pháp luật
Căn cứ vào khái niệm về kết hôn trái pháp luật, có thể thấy kết hôn trái pháp luật có những đặc điểm sau:
– Thứ nhất, nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tức là đã có quan hệ hôn nhân phát sinh trên thực tế. Đã có giấy đăng ký kết hôn được cấp tại cơ quan có thẩm quyền.
– Thứ hai, có sự vi phạm về điều kiện kết hôn của một bên hoặc cả hai bên: Các điều kiện đó bao gồm điều kiện về độ tuổi kết hôn, điều kiện về sự tự nguyện điều kiện về năng lực hành vi dân sự (Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Hoặc thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
3. Các trường hợp kết hôn trái pháp luật
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014, các trường hợp bị cấm kết hôn như sau:
– Kết hôn giả tạo. Trong đó kết hôn giả tạo được hiểu là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn; hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn; hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Căn cứ điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014, các trường hợp sau việc kết hôn bị coi là trái phấp luật:
– Không đủ độ tuổi kết hôn tối thiểu: nam từ đủ 20 tuổi trở lên; nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Việc kết hôn không dựa trên sự tự nguyện của hai bên nam và nữ.
– Một trong hai người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Nếu việc kết hôn phạm vào những hành vi bị cấm kết hôn và vi phạm điều kiện kết hôn trên thì đều là trường hợp kết hôn trái pháp luật.
4. Ai có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật?
Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định về sự tự nguyện quyết định việc kết hôn của hai bên nam và nữ.
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là:
- Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác;
- Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức sau yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật:
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Pháp luật không chỉ trao quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cho các cá nhân là chủ thể của cuộc hôn nhân; mà còn trao quyền cho cả những chủ thể khác nhằm đảm bảo lợi ích cho những người kết hôn; góp phần đảm hạnh phúc gia đình trong thực tiễn cuộc sống.
5. Cơ quan có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật
Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định thẩm quyền xử lý việc kết hôn trái pháp luật do Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
Đối chiếu với điểm g khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đăng ký kết hôn trái pháp luật sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc hủy kết hôn.
6. Thủ tục hủy việc kết hôn trái pháp luật
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật cần nộp một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn yêu cầu;
– Giấy chứng nhận kết hôn đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 10 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn đó vi phạm điều kiện kết hôn nêu trên;
– Một số giấy tờ liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tới Tòa án có thẩm quyền
Để không mất thời gian đi lại, bạn cần tìm hiểu trước lịch tiếp nhận hồ sơ của Tòa án. Bởi đa số các Tòa án đều sắp xếp lịch tiếp nhận đơn vào một số buổi trong tuần.
Sau đó, bạn tới nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Tòa án (theo đúng lịch).
Bàn giao hồ sơ xong, bạn cần nhận được Giấy xác nhận đã nhận đơn của Tòa án.
Bạn ra về và chờ thông báo nộp tạm ứng án phí, lệ phí của Tòa án.
Bước 3: Nộp tạm ứng án phí, lệ phí theo thông báo của Tòa án
Nếu hồ sơ đã đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, Tòa án sẽ Thông báo cho bạn nộp tạm ứng án phí, lệ phí tại Chi cục thi hành án. Sau đó, bạn đem biên lai nộp lại cho Tòa để vụ việc được thụ lý.
Bước 4: Tham gia các buổi làm việc
Sau đó, bạn sẽ nhận được Thông báo thụ lý vụ việc và tham gia các buổi làm việc theo lịch triệu tập của Tòa án.
Trên đây là tất cả thông tin về Đặc điểm của kết hôn trái pháp luật mà Công ty Luật Zluat cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật Zluat để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Quảng Hoà, Đăk Glong, Đắk Nông. Chia sẻ giá rẻ, điền tay, viết vào, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá rẻ nhất 80,000 đồng.
- Thủ tục trọn gói ly hôn Thuận tình phân chia quyền nuôi con nhanh tại Viên An, Trần Đề, Sóc Trăng
- Thủ tục ly hôn với người nước ngoài phân chia khoản nợ chung nhanh chóng tại Bản Nguyên, Lâm Thao, Phú Thọ
- Địa chỉ văn phòng đăng ký nhà đất Quận 3.
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Hòa Sơn, Lương Sơn, Hoà Bình. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 30,000 đồng.