Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại như thế nào? Giới hạn mức bồi thường thiệt hại năm 2023 là bao nhiêu? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Bồi thường thiệt hại theo luật thương mại thế nào?
Căn cứ Điều 302 Luật thương mại 2005 quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.”
Như vậy có thể hiểu là khi một bên vi phạm hợp đồng thương mại thì bên kia có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hợp đồng thương mại là hợp đồng giữa các bên mà có ít nhất một bên là thương nhân và hợp đồng vì mục đích kinh doanh có lợi nhuận.
Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:
Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và
Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
2. Áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại khi nào?
Theo Điều 303 Luật thương mại 2005 quy định như sau:
“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế;
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”
Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi chứng minh hội đủ cả 3 yếu tố là có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và thiệt hại được trực tiếp gây ra bởi hành vi vi phạm hợp đồng.
3. Giới hạn mức bồi thường thiệt hại năm 2023
Tùy từng lĩnh vực mà có quy định giới hạn mức BTTH cụ thể.
Ví dụ Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dịch vụ bưu chính được quy định:
“Điều 25. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiểu được quy định như sau:
a) Đối với dịch vụ bưu chính trong nước: 04 lần cước (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của dịch vụ đã sử dụng;
b) Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng đường hàng không: 09 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram) nhưng không thấp hơn 30 SDR/bưu gửi, cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng;
c) Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng phương thức khác: 05 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram), cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng.
2. Trường hợp vi phạm hợp đồng đã giao kết do không đảm bảo thời gian toàn trình đã công bố và người sử dụng dịch vụ bưu chính có chứng từ chứng minh việc không đảm bảo thời gian toàn trình đó, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng cho người sử dụng dịch vụ bưu chính.
3. Việc bồi thường thiệt hại đối với dịch vụ bưu chính quốc tế trong khuôn khổ Văn kiện của Liên minh Bưu chính Thế giới do doanh nghiệp được chỉ định cung ứng phải tuân theo các quy định về bồi thường trong Văn kiện của Liên minh Bưu chính Thế giới.”
4. Xác định mức bồi thường thiệt hại từ tổn thất của bên bị vi phạm
Theo Điều 304 và Điều 305 của Luật thương mại 2005 thì để có thể áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì bên bị vi phạm phải chứng minh được những tổn thất của mình và cũng phải hạn chế tổn thất để tránh việc bên bị vi phạm dựa vào bên vi phạm bồi thường mà không làm gì để hạn chế tổn thất dù việc ngăn chặn đó là trong khả năng của họ:
- Nghĩa vụ chứng minh tổn thất:
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
- Nghĩa vụ hạn chế tổn thất:
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
- Giá trị bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào?
Điều 302 Luật thương mại 2005 quy định như sau:
“Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”
Như vậy, giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:
- Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra;
- Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
5. Ví dụ về bồi thường thiệt hại theo luật thương mại
Công ty A cho Công ty B thuê nhà để kinh doanh nhà hàng có gắn với việc Công ty B cải tạo lại địa điểm thuê. Công ty A cam kết nhà đủ điều kiện kinh doanh nhà hàng và không để việc thuê nhà của Công ty B bị gián đoạn bởi một bên thứ 3.
Công ty B sau khi thuê đã chi cải tạo nhà thuê hết 1 tỷ đồng (Có chứng từ).
Sau khi cải tạo nhà thì UBND huyện H yêu cầu Công ty A dừng cho thuê địa điểm trên do chưa tuân thủ quy định về PCCC, nên Công ty B không thể sử dụng nhà thuê vào kinh doanh nhà hàng.
Công ty B tiến hành chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Công ty A bồi thường 1 tỷ đồng mà mình đã bỏ ra để cải tạo nhà thuê.
6. Căn cứ phát sinh chế tài bồi thường thiệt hại
Chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng khi có các căn cứ sau:
Có hành vi vi phạm: Hành vi vi phạm ở đây có thể là hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ như cam kết trong thỏa thuận hoặc trái với quy định của pháp luật;
Có thiệt hại thực tế xảy ra: Những thiệt hại phát sinh trên thực tế có thể xác định được, tính bằng tiền;
Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
7. Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
– Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
– Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
– Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
– Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Trên đây là Giới hạn mức bồi thường thiệt hại năm 2023 mà Zluat muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Luật sư ly hôn Đồng thuận phân chia khoản nợ chung – tại Phường Thanh Hải, Phan Thiết, Bình Thuận
- Aluat.vn | Quyền nuôi con 4 tuổi khi ly hôn (Cập nhật 2022).
- Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp tài sản – tại Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Nội
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 30,000 đồng.
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Bình Thuận, Đại Từ, Thái Nguyên, chỉ từ 50.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Zluat.