Quy định về việc bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động.

Quy-dinh-ve-viec-boi-thuong-thiet-hai-trong-quan-he-lao-dong.jpg

Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, sẽ có những thiệt hại của người lao động mà người sử dụng phải chịu trách nhiệm bồi thường và ngược lại. Zluat mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết Quy định về việc bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động.

Human Hands Exchanging Money 2

Quy định về việc bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động

1. Bồi thường thiệt hại trong luật lao động

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, trong một quan hệ lao động, khi người lao động và người sử dụng lao động xác lập quan hệ lao động thì cùng với đó, giữa họ xuất hiện một quan hệ nghĩa vụ. Nghĩa vụ này các bên có thể tự thỏa thuận với nhau hoặc thực hiện theo pháp luật dựa vào hợp đồng lao động. Do đó, khi một bên vi phạm nghĩa vụ (không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ) gây thiệt hại cho bên kia thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp luật đã dự liệu trước đó, gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trong các quan hệ được luật lao động điều chỉnh cũng có thể xảy ra những hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ đó, bởi khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, người lao động khó có thể tránh khỏi những sơ suất, vô ý gây thiệt hại cho người sử dụng lao động hoặc người sử dụng lao động vì một lý do nào đó như lợi nhuận mà vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng lao động gây ra thiệt hại cho người lao động.

Để ngăn chặn và khắc phục hậu quả của những hành vi gây ra thiệt hại, Nhà nước sử dụng các biện pháp khác nhau trong đó bồi thường thiệt hại có thể được coi là một phương tiện pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quan hệ lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ lao động.

Như vậy, có thể hiểu, bồi thường thiệt hại trong luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý phát sinh khi một bên trong quan hệ lao động có hành vi vi phạm nghĩa vụ thiệt hại cho bên kia nhằm khôi phục tình trạng tài sản, bù đắp về tổn thất, tinh thần và sức khỏe cho người bị thiệt hại.

2. Căn cứ làm phát sinh bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động

Căn cứ vào chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường

Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có ba loại: (i) Bồi thường do NLĐ thực hiện khi NLĐ có hành vi vi phạm nội quy, quy định của người sử dụng lao động hoặc hợp đồng lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động; (ii) Bồi thường do người sử dụng lao động thực hiện, phát sinh khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc vi phạm hợp đồng lao động gây thiệt hại cho người lao động; (iii) Bồi thường thiệt hại do người thứ ba gây ra.

Căn cứ quan hệ làm phát sinh quan hệ bồi thường

Quan hệ làm phát sinh quan hệ bồi thường có hai loại: phát sinh trong quan hệ lao động và phát sinh trong các quan hệ khác.

Bồi thường phát sinh trong quan hệ lao động là trách nhiệm bồi thường do hành vi vi phạm gây thiệt hại liên quan đến quan hệ lao động như hành vi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động.

Bồi thường phát sinh trong các quan hệ khác là trách nhiệm bồi thường do hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại nhưng không phải trong quan hệ lao động mà trong các quan hệ khác có liên quan tới quan hệ lao động, ví dụ như trong học nghề.

Căn cứ vào ý chí của các bên trong quan hệ lao động

Căn cứ vào ý chí của các bên trong quan hệ lao động, các bên có thể bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hai bên, trong đó: (i) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp được pháp luật quy định trước; (ii) Bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận của hai bên là trường hợp bồi thường thiệt hại do các bên trong quan hệ lao động thỏa thuận trước hoặc sau khi thiệt hại lao động khi xảy ra tai nạn lao động…

Căn cứ vào thiệt hại xảy ra trong quan hệ lao động

Bồi thường thiệt hại về tài sản

Bồi thường thiệt hại về tài sản là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của một bên trong quan hệ lao động khi hành vi vi phạm của họ đã gây tổn thất về tài sản cho bên kia.Bồi thường thiệt hại về tài sản là trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với NLĐ trong quá trình lao động. Đây được xem là quy định đặc thù của luật lao động, khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe trong quan hệ dân sự.

Bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng trái pháp luật: Khi giao kết hợp đồng lao động, các bên có quyền tự do thỏa thuận theo ý chí của mình trong khuôn khổ pháp luật. Sau khi hợp đồng lao động có hiệu lực, bằng hành vi của mình, người lao động và người sử dụng lao động đã tham gia vào trong quan hệ lao động nên phải tuân theo những quy định của luật lao động và những thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu có hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của các bên.

3. Trường hợp người lao động phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động

Theo Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bồi thường thiệt hại:

– Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.

– Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

4. Trường hợp người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại cho người lao động

Bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là những sự cố nghiêm trọng xảy ra trong quá trình lao động, là hậu quả tất yếu của việc không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Do đó, các quy phạm pháp luật về bảo hộ lao động quy định khá chi tiết cụ thể về trách nhiệm của NSDLĐ trong việc việc khắc phục hậu quả của tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đây là những biện pháp được áp dụng khi các giải pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động không thể hạn chế được các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe xảy ra đối với NLĐ trong quá trình sản xuất.

– Theo quy định tại Điều 38 và 39 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định thì người sử dụng lao động phải bồi thường, trợ cấp khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong những trường hợp sau:

+ Người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b)Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

+Người lao động bị tai nạn do lỗi của chính họ hoặc gặp tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn. Khi đó họ sẽ nhận được ít nhất 40% mức bồi thường như trường hợp trên.

+ Nếu người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động. Nhưng số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định. Nếu người sử dụng lao động không mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động thì phải chi trả toàn bộ chi phí y tế cũng như các khoản bồi thường theo đúng quy định.

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động

– Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ và tránh việc NSDLĐ tùy tiện sử dụng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động gây ra những khó khăn cho NLĐ, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, pháp luật lao động Việt Nam có quy định về bồi thường thiệt hại cho NLĐ trong các trường hợp: NLĐ phải thôi việc vì lý do kinh tế; NLĐ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

– Trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ hoặc cắt giảm lao động vì lý do kinh tế hoàn toàn do NSDLĐ đơn phương thực hiện nhằm mục đích tăng năng suất lao động, ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc chấm dứt HĐLĐ này là những trường hợp được pháp luật cho phép. Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ bị cho thôi việc trong những trường hợp này, pháp luật quy định NSDLĐ có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm theo quy định Bộ luật lao động 2019.

– Khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật (trái quy định tại điều 38 Bộ luật Lao động 2012) thì sẽ có những nghĩa vụ được quy định tại điều Bộ luật lao động 2019.

+ Nếu người lao động quay lại làm việc => NSDLĐ phải bồi thường tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động (1)

+ Nếu người lao động không muốn quay trở lại làm việc => NSDLĐ sẽ phải bồi thường khoản tiền (1) nêu trên + trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động.

+ Nếu NSDLĐ không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý => NSDLĐ sẽ phải bồi thường khoản tiền (1) nêu trên + trợ cấp thôi việc theo quy định  Bộ luật lao động 2019 + 1 khoản tiền ≥ 2 tháng lương theo hợp đồng lao động

+ Trường hợp NSDLĐ vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Như vậy, nếu người sử dụng lao động thuộc bất cứ trường hợp nào kể trên thì người lao động có thể yêu cầu họ bồi thường thiệt hại theo đúng mức mà pháp luật quy định.

Trên đây là bài viết Quy định về việc bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động.  Zluat tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang