Theo quy định của pháp luật “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”. Như vậy, khi cây cối gây thiệt hại, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường có thể là chủ sở hữu hoặc là người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối. Zluat mời bạn cùng tìm hiểu thêm về quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra trong bài viết sau:
Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
1. Trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu cây cối
Theo Điều 604 Bộ luật dân sự 2015:
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
Thông thường, khi chủ sở hữu đang trực tiếp quản lý, sử dụng cây cối mà cây cối gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu đã chuyển giao cho người khác quản lý cây cối thì chủ sở hữu vẫn phải bồi thường cho người bị thiệt hại, nếu giữa chủ sở hữu và người được giao quyền quản lý cây cối có thỏa thuận.
Pháp luật Việt Nam không đưa ra một nguyên tắc cụ thể nào cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu cây cối. Tuy nhiên, nghiên cửu các quy định pháp luật có liên quan, có thể thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu cây cối dựa trên một số nguyên tắc như:
– Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu. Theo nguyên tắc này, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi đối tài sản của mình, nhưng khi tài sản gây thiệt hại thì phải bồi thường;
– Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự. Theo nguyên tắc này, nếu chủ sở hữu cây cối không thực hiện nghĩa vụ phát rễ, tỉa cành, chặt hạ cây có nguy cơ đổ, gẩy… theo quy định tại khoản 2 Điều 175 và khoản 1 Điều 177 Bộ luật dân sự năm 2015 mà cây cối gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường;
– Nguyên tắc thỏa thuận, tức là giữa chủ sở hữu cây cối và người được giao quản lý cây cối có thể thỏa thuận về việc chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra kể cả trong trường họp cây cối đang do người đó quản lý.
2. Trách nhiệm bồi thường của người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối
Đây là hai loại chủ thể mới được bổ sung vào Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2015. Như đã phân tích ở trên, đây là sự thay đổi phù hợp với thực tể và phù họp với lẽ công bằng. Tuy nhiên, liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối, có một số vấn đề như sau:
Một là, chiếm hữu được hiểu là “nắm giữ và quản lý tài sản” tức là khái niệm “chiếm hữu” đã bao hàm cả khái niệm “quản lý”. Mặc dù, Bộ luật dân sự không đưa ra các khái niệm cụ thể, nhưng suy cho cùng khái niệm “người chiếm hữu” đã bao hàm cả khái niệm “người được giao quản lý”. Bởi vì, người chiếm hữu bao gồm người chiếm hữu có căn cứ pháp luật và người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Hơn nữa, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015 có thể xác định người được giao quản lý tài sản là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật đối với tài sản được giao. Như vậy, việc sử dụng cả cụm từ “người chiếm hữu” và cụm từ “người được giao quản lý” để xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là không cần thiết và thể hiện sự lặp đi lặp lại các thuật ngữ có cùng nội dung.
Hai là, người chiếm hữu cây cối có thể là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật (bao gồm cả người được giao quản lý) hoặc người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Đối với hai loại người chiếm hữu này, Bộ luật dân sự không có quy định riêng biệt về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cây cối mà họ chiếm hữu gây thiệt hại. Tức là nếu cây cối họ đang chiếm hữu mà gây thiệt hại thì họ phải bồi thường thiệt hại bất kể họ có lỗi hay không có lỗi đối với thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với trường họp người chiếm hữu cây cối là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, bởi vì bản thân người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật luôn luôn bị coi là có lỗi trong việc chiếm hữu.
3. Một số điểm mới về quy định bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra trong Bộ luật dân sự 2015
Bộ luật dân sự trước đây:
Điều 626. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
Bộ luật dân sự 2015:
Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
Bộ luật dân sự năm 2015 có một số điểm mới so với Bộ luật dân sự trước đây như sau:
Thứ nhất, Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối. Đây là quy định nhằm xác định trách nhiệm của người quản lý cây cối khi cây cối gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, người được giao quản lý cây cối cũng có thể coi là người chiếm hữu cây cối, bởi vì “chiếm hữu là nắm giữ, quản lý”. Do đó, nên sử dụng một cụm từ “chiếm hữu” hơn là sử dụng cả “chiếm hữu” và “quản lý”.
Thứ hai, Bộ luật dân sự năm 2015 đã mở rộng phạm vi các trường họp cây cối gây thiệt hại mà phát sinh trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người quản lý cây cối. Theo Bộ luật dân sự trước đây, chỉ khi cây cối đổ, gẫy mà gây thiệt hại mới phát sinh trách nhiệm bồi thường. Các trường hợp cây cối gây thiệt hại mà không do đổ, gẫy thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, Bộ luật dân sự năm 2015 đã không còn quy định hai trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường do cây cối gây ra (hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại và bất khả kháng). Tuy nhiên, những căn cứ này đã được quy định chung cho mọi trường hợp tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015.
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
….
Trên đây là bài viết Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Zluat tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- [Tiên Du – BẮC NINH] Trọn gói ly hôn THUẬN TÌNH không chia tài sản – 2024
- Aluat.vn | Dịch vụ thay đổi đại diện pháp luật tại Huyện Côn Đảo.
- [BẢO YÊN] – Dịch vụ ly hôn VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI tranh chấp quyền nuôi con nhanh 2024
- Thủ tục ly hôn Thuận tình thoả thuận quyền nuôi con – tại Pú Hồng, Điện Biên Đông, Điện Biên
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Cao Bồ, Vị Xuyên, Hà Giang. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 90,000 đồng.