Thi hành án dân sự bao gồm các hoạt động như cấp, chuyển giao bản bản án, quyết định dân sự; giả thích bản bản án, quyết định dân sự, tự thi hành án của người phải thi hành án; gửi đơn yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án; ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án; ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án; quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, tổ chức cưỡng chế thi hành án… Luật th hành án dân sự hiện hành có 183 điều. Vậy Điều 81 Luật thi hành án dân sự quy định về vấn đề gì? Hãy cùng Zluat tìm hiểu bài viết dưới đây.

Điều 81 Luật thi hành án dân sự
Thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng.
Trình tự thủ tục quyết định thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ:
Đối với các trường hợp phát hiện tổ chức và cá nhân đang phải trả tiền, tài sản cho người phải thi hành án mà khoản tiền, tài sản đó đã được xác định bằng bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu tổ chức, cá nhân đó giao nộp số tiền, tài sản cho cơ quan Thi hành án dân sự để thi hành án theo quy định của pháp luật. Nếu trong trường hợp tổ chức, cá nhân đó không thực hiện thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần thiết đối với tổ chức, cá nhân đó để thu tiền và thu các loại tài sản thi hành án. Chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp này do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành án chịu theo quy định của pháp luật. Như vậy, có thể tóm tắt các bước Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện trong trường hợp này như sau:
Bước 1: Đầu tiên đó là Xác minh điều kiện thi hành án, thông tin về người thứ ba đang nắm giữ tài sản của người phải thi hành án theo quy định.
Bước 2: Sau đó Lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu người thứ ba giao tiền, tài sản của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định.
Bước 3: Nếu người thứ ba giao tài sản đó cho cơ quan thi hành án dân sự thì Chấp hành viên xử lý theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2014 như đối với các tài sản thi hành án khác, Nếu người thứ ba không giao thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án theo quy định
Bước 4: Chấp hành viên thực hiện trình tự và thủ tục cưỡng chế đối với tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba nắm giữ và chi phí của việc cưỡng chế này người thứ ba phải chịu và đồng thời, nếu người thứ ba gây thiệt hại thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Thực tiễn tổ chức thi hành án, các cơ quan thi thi hành án dân sự đang vướng mắc và khó khăn trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp này vì việc áp dụng phát sinh một số khó khăn, vướng mắc cần được quy định cụ thể thống nhất các hoạt động để đảm bảo quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, đơn vị khi tham gia vào hoạt động thi hành án dân sự. Đồng thời, cũng là cơ chế bảo vệ Chấp hành viên, cơ quan Thi hành án dân sự khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
Một số quy định của pháp luật về thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ:
Về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba nắm giữ đã được quy định từ Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Luật THADS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014 vẫn giữ nguyên quy định này và quy định này cụ thể như sau:
Một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án được Luật Thi hành án dân sự quy định thì biện pháp thứ ba là “kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ” được quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật thi hành án dân sự quy định. Theo đó để có cơ sở tổ chức thi hành, Luật thi hành án dân sự cũng dành một điều luật quy định cụ thể biện pháp này. Theo đó, tại Điều 91 Luật Thi hành án dân sự quy định:
“Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành án, kể cả trường hợp tài sản được xác định bằng bản án, quyết định khác thì Chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành án; trường hợp người thứ ba không tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản để thi hành án.
Trường hợp tài sản kê biên đang cho thuê thì người thuê được tiếp tục thuê theo hợp đồng đã giao kết.”
Theo đó, Căn cứ vào quy định này thì quá trình tổ chức thi hành án theo quy định, và đối với kết quả xác minh cho thấy người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên được quyền kê biên và xử lý tài sản đó từ người thứ ba để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án, trong trường hợp người thứ ba không tự nguyện giao tài sản thì sẽ bị cưỡng chế buộc giao tài sản đó cho cơ quan thi hành án dân sự quy định.
Như vậy, Để hướng dẫn áp dụng Điều 91 Luật THADS thì khoản 3 Điều 23 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ (nay là Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020) quy định: “Khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án”. Nếu tổ chức, cá nhân đó không thực hiện thì sẽ bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án và phải chịu chi phí và trong trường hợp Nếu người thứ ba giao tiền, tài sản đó cho người phải thi hành án hoặc người khác dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi hành án thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật quy định.
Trên đây, Zluat đã giúp bạn tìm hiểu về Điều 81 Luật Thi hành án dân sự. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Zluat để được giải đáp nhé.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |