Theo quy định pháp luật thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án. Tuy nhiên nhiều trường hợp khi bản án, quyết định của tòa án buộc những người nợ tiền phải thanh toán các khoản nợ nhưng họ vẫn không thực hiện. Do đó các chủ thể có quyền cần thực hiện thủ tục để yêu cầu thi hành án đòi nợ. Trong bài viết này Zluat sẽ giới thiệu đến bạn đọc Thủ tục thi hành án đòi nợ/ thu hồi nợ [2023]
Thủ tục thi hành án đòi nợ/ thu hồi nợ [2023]
1. Thi hành án đòi nợ là gì?
Thi hành án đòi nợ có thể hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được tiến hành theo thủ tục, trình tự được pháp luật quy định nhằm thực hiện các bản án, quyết định về việc thu hồi nợ/tranh chấp về vấn đề thanh toán theo hợp đồng……đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
2. Thời hiệu yêu cầu thi hành án đòi nợ/thu hồi nợ
Thời hiệu yêu cầu thi hành án đòi nợ/ thu hồi nợ được quy định tài Điều 30 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành á
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.”
3. Thủ tục thi hành án đòi nợ, thu hồi nợ
Sau khi ra quyết định, bản án thì Tòa án có trách nhiệm chuyển giao quyết định, bản án này kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan (nếu có) cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để thi hành án.
Theo quy định tại Luật thi hành án dân sự, trình tự, thủ tục thi hành án dân sự nói chung và thi hành án đòi nợ được thực hiện ở cơ quan thi hành án như sau:
Bước 1: Ra quyết định thi hành án đòi nợ
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động hoặc khi có yêu cầu thi hành án thì ra quyết định thi hành án. Thời hạn ra quyết định thi hành án như sau:
- Tối đa là 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được quyết định, bản án của Tòa án đối với phần bản án, quyết định sau: hình phạt tiền, truy thu tiền, án phí, lệ phí Tòa án, tài sản thu lợi bất chính; trả lại tiền hoặc tài sản cho đương sự; tịch thu vật chứng, tài sản (kể cả quyền sử dụng đất) để sung công quỹ hoặc tiêu hủy; thực hiện các khoản thu khác cho Nhà nước.
- Ngay sau thời điểm ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Tối đa là 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được quyết định về việc giải quyết phá sản của Tòa án.
- Tối đa là 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự về việc thi hành án.
Bước 2: Gửi quyết định về thi hành án
Sau khi ra quyết định thi hành án đòi nợ thì cơ quan thi hành án gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Đối với quyết định cưỡng chế thi hành án, ngoài Viện kiểm sát thì cơ quan thi hành án phải gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.
Bước 3: Thông báo về thi hành án
Cùng với việc gửi quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát cùng cấp thì cơ quan thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ. Ngoài quyết định thì một số văn bản sau cũng phải thông báo: giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án.
Trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì việc thông báo này phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc. Cơ quan thi hành án có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để thông báo:
- Niêm yết công khai
- Thông báo qua phương tiện thông tin đại chúng
- Gửi thông báo bằng văn bản: đây là hình thức thông báo được áp dụng nhiều nhất.
Bước 4: Xác minh điều kiện thi hành án
Việc xác minh điều kiện thi hành án được chia làm hai trường hợp như sau:
+ Nếu thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án:
Chấp hành viên phải thực hiện xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
+ Nếu thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo yêu cầu:
Trong trường hợp đương sự mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp có thể nhưng vẫn không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên thực hiện xác minh điều kiện thi hành án của mình.
Việc yêu cầu Chấp hành viên hỗ trợ xác minh điều kiện thi hành án cần được lập thành văn bản trong đó phải liệt kê tất cả biện pháp mà người có yêu cầu đã áp dụng mà không có kết quả và nộp kèm theo các tài liệu, chứng cứ.
Bước 5: Thi hành án đòi nợ
Việc thi hành án đòi nợ sẽ được tiến hành trên cơ sở tự nguyện của người phải thi hành án, nếu hết thời hạn mà pháp luật quy định mà không tự nguyện thực hiện quyết định thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế thực hiện.
Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự thì người phải thi hành án trong thời hạn 10 ngày được tự nguyện thực hiện quyết định thi hành án, thời hạn được tính bắt đầu từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án.
Người phải thi hành án được tự nguyện thi hành quyết định thi hành án trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Nếu người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp để bảo đảm cho việc thi hành án (như: phong tỏa tài sản, hạn chế mọi giao dịch pháp lý liên quan đến tài sản, tạm giữ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản…).
Khi áp dụng các biện pháp này, Chấp hành viên cần đưa ra quyết định bằng văn bản nêu rõ lý do và biện pháp áp dụng.
Khi hết thời gian tự nguyện thi hành án đòi nợ, tuy rằng người phải thi hành án có điều kiện thi hành nhưng không thực hiện quyết định thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án. Hình thức thi hành án bằng biện pháp cưỡng chế còn có thể được Chấp hành viên áp dụng khi quyết định hay bản án của Tòa án có quy định.
Việc tổ chức cưỡng chế phải được thực hiện trong các ngày làm việc bình thường trong khoảng thời gian bắt đầu từ 06 giờ đến 22 giờ. Không được cưỡng chế thi hành án trong các ngày nghỉ, ngày lễ mà Chính phủ đã quy định; trong thời gian từ sau 22 giờ đến trước 06 giờ ngày kế tiếp của các ngày làm việc bình thường và có thể trong một số trường hợp đặc biệt mà luật định.
Bước 6: Thanh toán tiền thi hành án
Việc thanh toán tiền, tài sản khi người phải thi hành án tự nguyện thực hiện quyết định thi hành án hay bị đưa ra quyết cưỡng chế thi hành án đều được chi trả theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Đầu nhất là các chi phí thi hành án và tiền để người thi hành án giao nhà là nơi ở duy nhất (nếu bị cưỡng chế giao nhà mà Chấp hành viên nhận thấy số tiền còn lại sau khi thực hiện các nghĩa vụ thanh toán không đủ để người đó tìm kiếm nơi ở mới thì sẽ trích lại khoản tiền tương ứng với tiền thuê nhà trung bình trong 01 năm).
+ Sau khi đã trừ hai khoản trên thì số tiền thi hành án được chi trả cho tiền cấp dưỡng; tiền công lao động, tiền lương, các khoản trợ cấp theo quy định Bộ luật Lao động; tiền bồi thường thiệt hại theo quy định Bộ luật Dân sự. Tiếp theo là tiền án phí và cuối cùng là các khoản phải thi hành khác theo quyết định, bản án của Tòa án.
Trong trường hợp quyết định thi hành án được thi hành cho nhiều người, trong cùng một hàng thứ tự ưu tiên thanh toán thì những người được thi hành án sẽ được thanh toán dựa trên tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án.
Trong trường hợp số tiền thi hành án thu được từ quyết định cưỡng chế – thi hành án bắt buộc thì việc thi hành án cho nhiều người được ưu tiên cho những người đã có yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế. Những người được thi hành án còn lại được thanh toán số tiền còn lại theo quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán.
Sau khi hoàn thành hết tất cả nghĩa vụ thanh toán tiền để thực hiện quyết định thi hành án thì số tiền còn lại từ việc thanh lý tài sản sẽ được trả cho người phải thi hành án.
Trong trường hợp giải quyết phá sản thì việc thanh toán tiền thực hiện quyết định thi hành án được thực hiện theo thứ tự quy định pháp luật về phá sản.
Trong trường hợp việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản theo quyết định, bản án áp dụng biện pháp kê biên tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì số tiền thu được sau khi trừ các chi phí về thi hành án được ưu tiên thanh toán cho các nghĩa vụ được bảo đảm.
Bước 7: Kết thúc thi hành án
Việc kết thúc thi hành án được diễn ra khi có một trong các quyết định sau:
- Quyết định của cơ quan thì hành án về việc trả đơn yêu cầu thi hành án;
- Quyết định của cơ quan thi hành án về việc đình chỉ thi hành án;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự đã thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của mình trong quyết định thi hành án.
Đương sự trong vụ việc hay vụ án dân sự có quyền yêu cầu cơ quan thì hành án dân sự xác nhận kết quả thi hành án trong vụ việc hay vụ án dân sự đó khi người phải thi hành án đã thực hiện xong quyết định thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm cấp giấy xác nhận kết quả thi hành án cho đương sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, bắt đầu tính từ ngày nhận được yêu cầu.
Trên đây là bài viết Thủ tục thi hành án đòi nợ/ thu hồi nợ [2023] Zluat tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Thủ tục trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp tài sản và nợ chung – tại Hương Nhượng, Lạc Sơn, Hoà Bình
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Bảo Hoà, Xuân Lộc, Đồng Nai. Hồ sơ đang có hiệu lực, mua tại website, điền thông tin, nộp Toà án và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, giá khoảng 90,000 đồng.
- Thủ tục ly hôn với người nước ngoài tranh chấp khoản nợ – tại Sơn Bao, Sơn Hà, Quảng Ngãi
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Tam Hiệp, Châu Thành, Tiền Giang. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 40,000 đồng.
- [2023] Luật sư Quận Gò Vấp.