Aluat.vn | Khi nào bị mất quyền thừa kế? [Chi tiết 2023].

Khi nào bị mất quyền thừa kế là câu hỏi được đặt ra trong một số trường hợp một số người đương nhiên là người thừa kế tuy nhiên lại không được nhận thừa kế. Vậy khi nào một người bị mất quyền thừa kế? Hãy cùng Zluat tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thoi Hieu Thua Ke

1. Thừa kế là gì?

Thừa kế được hiểu là chuyển dịch tài sản từ người đã mất sang người còn sống. Thừa kế gồm có: thừa kế theo pháp luật hay thừa kế theo di chúc.

Căn cứ Điều 624 và Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

  • Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
  • Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

2. Truất quyền thừa kế là gì?

Truất quyền thừa kế không phải là thuật ngữ pháp lý nhưng theo khoản 1 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Do đó, có thể hiểu truất quyền thừa kế là việc người để lại di sản thừa kế không muốn để lại tài sản của mình cho người nào đó, và việc này được ghi vào di chúc hợp pháp. Nếu không có việc truất quyền này thì người đó có thể đương nhiên nhận thừa kế hợp pháp.

3. Trường hợp bị truất quyền thừa kế

3.1. Bị người lập di chúc truất quyền thừa kế

Căn cứ khoản 1 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Do đó, có thể hiểu trường hợp bị truất quyền thừa kế theo di chúc là do người lập di chúc tự chỉ định người không được không được hưởng di sản và ý chí người này được ghi vào di chúc hợp pháp.

3.2. Bị truất quyền thừa kế theo pháp luật

Căn cứ khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân  sự 2015 quy định về người không được hưởng di sản như sau:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, những người trên vẫn được hưởng di sản nếu như người để lại di sản biết những hành vi trên nhưng theo ý chí tự nguyện vẫn để lại cho những người đó.

4. Thủ tục truất quyền thừa kế

Khi tiến hành lập di chúc thì ta có thể tiến hành truất quyền thừa kế của ai đó trong bản di chúc. Căn cứ theo Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban Nhân dân cấp xã như sau:

Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban Nhân dân cấp xã.

Bước 2: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.

Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.

Bước 4: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban Nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bên cạnh đó, còn có trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

5. Trường hợp người bị truất quyền thừa kế vẫn được hưởng di sản

Căn cứ khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bao gồm:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Những người nêu trên vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất.

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp của Zluat về Khi nào bị mất quyền thừa kế? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *