Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cần phải góp vốn điều lệ. Vốn điều lệ là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Zluat để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.
1. Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã quy định cụ thể các loại tài sản được sử dụng để góp vốn vào công ty, doanh nghiệp. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.
2. Đặc điểm của vốn điều lệ
Vốn điều lệ có một số đặc điểm sau:
– Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là vốn do các thành viên, cổ đông cam kết góp trong một thời hạn nhất định
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thì thời hạn để thực hiện việc góp vốn đối với các loại hình doanh nghiệp là không thống nhất. Đối với loại hình công ty cổ phần, người tham gia góp vốn có thời hạn 90 ngày để hoàn thành việc góp vốn; trong khi đó, thời hạn này đối với loại hình trách nhiệm hữu hạn là 36 tháng. Điều này đã làm phát sinh các mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có trong nội bộ công ty như: nhầm lẫn về vốn điều lệ, nhầm lẫn về cơ cấu sở hữu,.v.v…
Nhằm khắc phục vấn đề nêu trên, Luật Doanh nghiệp đã quy định thống nhất về thời hạn góp vốn điều lệ đối với các loại hình doanh nghiệp. Theo đó, thành viên, cổ đông phải thanh toán phần vốn góp, số cổ phần cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết/đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên, cổ đông chưa góp hoặc chưa góp đủ phần vốn điều lệ theo cam kết chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết góp đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ đối với công ty TNHH và trong thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua đối với công ty cổ phần.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập trước ngày 01/7/2015, thời hạn góp vốn thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty.
– Vốn điều lệ có thể được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau
Luật Doanh nghiệp đã quy định cụ thể các loại tài sản được sử dụng để góp vốn vào công ty. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Riêng đối với quyền sở hữu trí tuệ, Luật cũng quy định rõ quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Công ty Zluat nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến vốn điều lệ của công ty cổ phần là gì? Cách thức góp vốn như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Vốn điều lệ của công ty cổ phần
3. Phân biệt Vốn điều lệ và Vốn pháp định
- Vốn điều lệ là tổng số vốn do chủ sở hữu, các thành viên hoặc cổ đông đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Khái niệm “vốn pháp định” mặc dù không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Nhưng trong thực tiễn chắc chắn không ít lần chúng ta bắt gặp cụm từ này. Vậy vốn pháp định là gì?
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu doanh nghiệp phải có để thành lập doanh nghiệp và chỉ áp dụng cho một số ngành nghề nhất định. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Ví dụ: Muốn thành lập công ty đầu tư chứng khoán thì phải có số vốn tối thiểu là 50 tỷ đồng.
=> Điểm giống nhau: Vốn pháp định và vốn điều lệ đều là số vốn do chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông góp khi thành lập doanh nghiệp.
=> Điểm khác nhau: Vốn pháp định phải thấp hơn hoặc bằng với vốn điều lệ.
5. Vốn điều lệ của công ty cổ phần
Theo điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020: “Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong điều lệ công ty”. Như vậy, vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký sẽ là vốn điều lệ khi các cổ đông góp đủ vốn trong thời hạn góp vốn.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau.
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được các cổ đông đăng ký mua và thanh toán đủ cho công ty.
Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Giải đáp thắc mắc tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
6. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
7. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 47 của Luật này.
8. Thời hạn góp vốn
Chủ sở hữu/thành viên/cổ đông phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, thì:
- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
- Công ty cổ phần phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này đồng thời phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập. Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ.
Những trường hợp cần giảm vốn điều lệ? Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần ra sao? Sau đây, Zluat xin cung cấp chi tiết về thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần, mời bạn đọc tham khảo
9. Nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp
Ngoại trừ các ngành, nghề đầu tư kinh doanh yêu cầu mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Việc để mức vốn điều lệ bao nhiêu không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ liên quan tới mức thuế (lệ phí) môn bài doanh nghiệp phải đóng, cụ thể:
LOẠI HÌNH TỔ CHỨC VÀ VỐN | TIỀN THUẾ PHẢI NỘP |
Doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ/vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng | 3.000.000 đồng/năm |
Doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ/vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2.000.000 đồng/năm |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 đồng/năm |
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng: Vốn điều lệ chính là sự cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Do đó:
- Nếu vốn điều lệ thấp/quá thấp thì sự cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống, khó tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác trong kinh doanh. Đặc biệt, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng thì với số vốn điều lệ quá thấp thì có thể sẽ làm cho ngân hàng cảm thấy không tin tưởng để cho vay số vốn vượt ngoài khả năng và vượt ngoài vốn điều lệ của doanh nghiệp;
- Nếu vốn điều lệ cao/quá cao thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp và nguy cơ rủi ro cũng cao nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với các khách hàng, đối tác hơn, đặc biệt là trong các hoạt động đấu thầu.
Tăng vốn điều lệ thì dễ, nhưng giảm vốn điều lệ thì khó. Vì thế tùy thuộc vào năng lực tài chính, phương hướng hoạt động và quy mô kinh doanh, chủ doanh nghiệp nên để số vốn điều lệ ở mức vừa phải và đủ khả năng của mình. Đến khi việc kinh doanh của công ty bắt đầu đi vào hoạt động ổn định hơn, và có dấu hiệu phát triển đi lên thì lúc đó sẽ tiến hành việc tăng vốn điều lệ cho công ty.
10 . Vai trò của vốn điều lệ
Vốn điều lệ đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp:
- Thứ nhất, là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty;
Cụ thể theo Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Thành viên, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ một số trường hợp quy định tại Luật Doanh nghiệp.
- Là một trong những cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
- Vốn điều lệ thể hiện cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Do đó, vốn điều lệ càng cao, thì độ tin cậy của khách hàng, đối tác với doanh nghiệp càng lớn.
11. Công ty Zluat giải đáp thắc mắc
11.1.Tài sản nào được dùng để góp vốn điều lệ?
Đối với quy định về tài sản được dùng để góp vốn điều lệ công ty thì tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 những tài sản dùng để góp vốn điều lệ bao gồm:
– Đồng Việt Nam.
– Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
– Vàng.
– Quyền sử dụng đất.
– Quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
– Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
11.2. Vốn điều lệ bao nhiêu là đủ?
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp hiện nay không có quy định về mức vốn điều lệ cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Do đó, có thể dựa vào khả năng kinh tế của chủ sở hữu và mục đích hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tự quyết định mức vốn điều lệ cụ thể.
Những yếu tố mà doanh nghiệp thường sẽ xem xét để quyết định vốn điều lệ bao gồm:
– Khả năng tài chính của chủ sở hữu.
– Phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
– Chi phí hoạt động thực tế của doanh nghiệp sau khi thành lập;
– Dự án kinh doanh ký kết với đối tác
11.3.Công ty có cần thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ khi tăng vốn điều lệ không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020 vốn điều lệ của công ty bạn là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Nếu như vốn điều lệ hiện nay có sự thay đổi so với thời điểm đăng ký doanh nghiệp thì công ty bạn cần làm thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
11.4. Không đăng ký khi thay đổi vốn điều lệ có bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP không đăng ký khi thay đổi vốn điều lệ thì sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức tức là từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Vốn điều lệ là gì? Công ty Zluat luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về vốn điều lệ. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty trọn gói hãy liên hệ ngay
CÔNG TY LUẬT Zluat
Tư vấn: 0906.719.947
Zalo: 0906.719.947
Fanpage: : Zluat Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: lienhe.luatvn@gmail.com
Công ty Zluat tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Luật sư ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) dành quyền nuôi con trọn gói tại Pa Vệ Sử, Mường Tè, Lai Châu
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Cẩm Khê, Cẩm Khê, Phú Thọ. Chia sẻ giá rẻ, điền tay, viết vào, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá rẻ nhất 40,000 đồng.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) dành quyền nuôi con – tại Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Long Thạnh, Giồng Riềng, Kiên Giang. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 90,000 đồng.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) thoả thuận quyền nuôi con – tại Hải Quế, Hải Lăng, Quảng Trị