Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Vậy làm thế nào để Quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hiệu quả? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Nhãn hiệu chứng nhận là gì?
Nhãn hiệu là một dấu hiệu có thể bằng hình ảnh, chữ cái, kí hiệu. Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với tổ chức, cá nhân khác.
Căn cứ Khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2019
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
2. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
- Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
- Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
- Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
Ngoài những nội dung trên, quy chế chứng nhận còn phải làm rõ các vấn đề sau:
- Các thông tin vắn tắt về nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu, hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Các điều kiện để được người đăng ký nhãn hiệu cấp phép sử dụng nhãn hiệu và các điều kiện chấm dứt quyền sử dụng nhãn hiệu;
- Nghĩa vụ của người sử dụng nhãn hiệu (bảo đảm chất lượng, tính chất đặc thù của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, chịu sự kiểm soát của người đăng ký nhãn hiệu, nộp phí quản lý nhãn hiệu…);
- Quyền của người đăng ký nhãn hiệu (kiểm soát việc tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu, thu phí quản lý nhãn hiệu, đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu của người không đáp ứng điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu …);
- Cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu và bảo đảm chất lượng, uy tín của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Cơ chế giải quyết tranh chấp.
3. Trình tự và thủ tục đăng kí nhãn hiệu chứng nhận
3.1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận gồm những gì?
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận,
+ Tài liệu chứng minh tư cách người nộp đơn (có thể là Giấy phép thành lập tổ chức)
+ Bản thuyết minh chất lượng hàng hoá/dịch vụ;
+ Bản đồ xác định địa giới.
+ Mẫu nhãn hiệu
+ Danh mục sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu
3.2. Trình tự đăng kí như sau
Bước 1: Khảo sát Người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam Chất Lượng Caodo Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Caochủ trì đã bắt đầu từ tháng. Kết quả sẽ lọc ra các doanh nghiệp và công bố trên báo trí và các trang mạng khác.
Bước 2: Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao tiến hành kiểm tra, xác minh, đối chiếu, trong đó có việc tiếp nhận hồ sơ minh bạch của doanh nghiệp, gửi thư tới các cơ quan chức năng quản lý nhà nước tại địa phương liên quan để ghi nhận thông tin chính thức về tuân thủ pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp (về chất lượng, môi trường, sử dụng lao động, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Bước 3: Công nhận hoặc từ chối doanh nghiệp đạt chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao”
4. Các công việc thực hiện để quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
Để có thể thực hiện việc quản lý và kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên thực tế, cần thực hiện các công việc sau đây:
4.1. Thiết lập ban quản lý nhãn hiệu chứng nhận
Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quy định Hiệp hội là tổ chức sở hữu nhãn hiệu chứng nhận và thực hiện các hoạt động quản lý, kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Tuy nhiên, việc Quy định hiệp hội là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận và tổ chức quản lý, kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận chưa được cụ thể về chức năng, thẩm quyền của tổ chức/cá nhân thuộc hiệp hội.
Điều này sẽ dẫn đến các khó khăn trong quá trình quản lý nhãn hiệu chứng nhận đã được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận bảo hộ.
Do đó, để thuận tiện cho việc quản lý và kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận, Hiệp hội cần phải thành lập bộ phận/cơ quan chuyên trách trực thuộc Hiệp hội để giúp việc cho Hiệp hội trong việc quản lý và kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận. Các công việc cụ thể bao gồm:
– Xây dựng cơ cấu, tổ chức của bộ phận/cơ quan phụ trách;
– Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận/cơ quan phụ trách, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình thực hiện việc quản lý và kiểm soát sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
– Dự trù kinh phí để chi cho các hoạt động thường xuyên của bộ phận/cơ quan phụ trách.
4.2. Xây dựng biểu mẫu, quy trình quản lý, kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận
Do Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận chỉ quy định chung về trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nên để việc quản lý nhãn hiệu chứng nhận trên thực tế được dễ dàng, cần thiết phải xây dựng và ban hành các biểu mẫu Các công việc cụ thể như sau:
– Xây dựng mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
– Xây dựng mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
– Xây dựng mẫu đơn đề nghị gia hạn quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
– Xây dựng mẫu quyết định kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất;
– Xây dựng mẫu biên bản làm việc;
– Xây dựng mẫu quyết định cấp, tạm đình chỉ việc sử dụng, gia hạn quyền sử dụng, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
– Xây dựng và hoàn thiện quy trình cấp, tạm đình chỉ việc sử dụng, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
– Xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm tra đối với chủ thể được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
– Xây dựng bộ quy chuẩn/tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận trên cơ sở các quy chuẩn/tiêu chuẩn kỹ thuật hiện có được cung cấp bởi Hiệp hội.
– Xây dựng nguyên tắc đánh giá/kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận trong trường hợp sản phẩm chưa có quy chuẩn/tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.
– Xây dựng biểu phí liên quan đến việc quản lý và kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận.
4.3. Triển khai thí điểm trên thực tế
Sau khi thực hiện các công việc trên, để đảm bảo hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý, quy trình hoạt động, việc thí điểm thực hiện trên thực tế là cần thiết. Trong giai đoạn này, các công việc sau đây cần được thực hiện:
– Thu thập và ghi nhận ý kiến đánh giá của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc triển khai thực hiện việc quản lý và kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận (Chú ý, việc đánh giá này là đánh giá trên thực tế khi triển khai thí điểm chứ không phải là ý kiến góp ý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện tài liệu, cơ cấu tổ chức và quy trình quản lý);
– Thu thập và đánh giá ý kiến đã ghi nhận;
– Thu thập ý kiến từ nội bộ của Hiệp hội trong quá trình triển khai.
4.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, mẫu tài liệu và quy trình làm việc
Trên cơ sở các bước thực hiện đã nêu, công việc trong bước này chủ yếu gồm:
– Hoàn thiện các loại tài liệu, quy trình công tác;
– Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận chuyên trách quản lý nhãn hiệu.
– Xây dựng sổ tay quản lý và kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận dành cho cán bộ tham gia bộ phận quản lý nhãn hiệu chứng nhận;
– Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận dành cho cá nhân, tổ chức được phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- [QUẬN THANH XUÂN] – Dịch vụ ly hôn THUẬN TÌNH (ĐỒNG THUẬN) thoả thuận quyền nuôi con nhanh 2024
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Nhôn Mai, Tương Dương, Nghệ An, chỉ từ 50.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Lâm Hoàng Quân.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình nhanh chóng tại Long Thành, Yên Thành, Nghệ An
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đơn phương phân chia quyền nuôi con nhanh chóng tại Lê Trì, Tri Tôn, An Giang
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Đông Sơn, A Lưới, Thừa Thiên Huế. Hồ sơ mới, mua Online, điền thông tin, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, giá từ 60,000 đồng.