Quy định về chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận.

Nhãn hiệu chứng nhận đang được sử dụng ngày một phổ biến. Loại nhãn hiệu này giúp người tiêu dùng nắm được những thông tin cần thiết về sản phẩm mình sử dụng. Vậy chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận là ai? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nhan Hieu Chung Nhan La Gi
Quy định về chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận

1. Nhãn hiệu chứng nhận là gì?

Nhãn hiệu là một dấu hiệu có thể bằng hình ảnh, chữ cái, kí hiệu. Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với tổ chức, cá nhân khác.

Căn cứ Khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2019

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Điểm đặc trưng của nhãn hiệu chứng nhận

Dựa trên định nghĩa, chúng ta rút ra một số đặc điểm của NH chứng nhận như sau:

1. NH chứng nhận là nhãn hiệu được một chủ thể đăng ký để chứng nhận cho hàng hóa/dịch vụ của các chủ thể khác. Cho nên chủ thể xin đăng ký NH chứng nhận là người đại diện cho các sản phẩm có gắn NH chứng nhận và phải có khả năng đảm bảo các tiêu chuẩn chứng nhận. Đây là sự đảm bảo quan trọng cho người tiêu dùng, hạn chế được những hành vi kinh doanh không trung thực. Đó là lý do chủ thể của NH chứng nhận thường là các Tổ chức uy tín, hiệp hội doanh nghiệp hoặc Cơ quan nhà nước.

2. NH chứng nhận có thể được sử dụng để chứng nhận nhiều tiêu chí khác nhau như: nguồn gốc xuất xứ, nguyên vật liệu sử dụng, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

3. NH chứng nhận không được sử dụng bởi chủ nhãn hiệu. Người được quyền gắn NH chứng nhận lên sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn của NH chứng nhận và được sự cho phép của chủ nhãn.

Như vậy về bản chất, NH chứng nhận không phải là nhãn hiệu hàng hóa theo đúng nghĩa bởi vì:

  1. Nó không có mục đích xác định nguồn gốc của hàng hóa/dịch vụ;
  2. Nó cũng không dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của chủ nhãn hiệu với hàng hóa/dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác.

2. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019) sau đây:

(i) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

(ii) Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 sửa đổi điều kiện (i) thành: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa

3. Ý nghĩa của bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

Ngày nay xuất hiện các mặt hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái xâm nhập nội địa. Người tiêu dùng hoang mang không biết liệu sản phẩm mình đang sử dụng có đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; nguồn gốc xuất xứ hay không? Đăng ký bảo hộ với mục đích giúp cho nhãn hiệu được chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn; hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Giúp cho thương hiệu đảm bảo được uy tín về mọi mặt. Khiến người tiêu dùng yên tâm hơn khi lựa chọn sử dụng.

4. Quy định về chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận

Căn cứ Khoản 4, Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2019

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận là tài liệu bắt buộc cần có trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cần thể hiện được những nội dung như thông tin chủ sở hữu nhãn hiệu, điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu, thông tin đặc điểm, tính chất của sản phẩm, dịch vụ, phương pháp để đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu.

Bên cạnh các nội dung cơ bản cần có, quy chế sử dụng nhãn hiệu cũng cần làm rõ và cung cấp được thông tin về nhãn hiệu, sản phẩm và dịch vụ đi kèm; điều kiện để được chủ sở hữu cho phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sở hữu nhãn hiệu; quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu và cơ chế giải quyết khi các bên xảy ra tranh chấp.

Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

  • Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
  • Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
  • Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
  • Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
  • Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Ngoài những nội dung trên, quy chế chứng nhận còn phải làm rõ các vấn đề sau:

  • Các thông tin vắn tắt về nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu, hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Các điều kiện để được người đăng ký nhãn hiệu cấp phép sử dụng nhãn hiệu và các điều kiện chấm dứt quyền sử dụng nhãn hiệu;
  • Nghĩa vụ của người sử dụng nhãn hiệu (bảo đảm chất lượng, tính chất đặc thù của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, chịu sự kiểm soát của người đăng ký nhãn hiệu, nộp phí quản lý nhãn hiệu…);
  • Quyền của người đăng ký nhãn hiệu (kiểm soát việc tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu, thu phí quản lý nhãn hiệu, đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu của người không đáp ứng điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu …);
  • Cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu và bảo đảm chất lượng, uy tín của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp.

6. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Căn cứ Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2019, hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định (theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN);
  • Mẫu nhãn hiệu tập thể (05 mẫu kích thước 80×80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
  • Bản thuyết minh về tình chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý;
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

7. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tổ chức, cá nhân cần tiến hành nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được xử lý theo bốn giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức

Rà soát các thông tin liên quan tới nhãn hiệu, thông tin sản phẩm, dịch vụ, các tài liệu đính kèm. Nếu đáp ứng đủ yêu cầu, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Trong trường hợp còn thiết sót, chủ đơn cần nhanh chóng tiến hành bổ sung tài liệu phù hợp

Thời gian thẩm định sẽ được thực hiện trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. 

Giai đoạn 2. Công bố đơn hợp lệ

Sau 02 tháng kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được đăng tải trên trang công báo sở hữu công nghiệp của Cục sở hữu trí tuệ. 

Giai đoạn 3. Thẩm định nội dung

Nhãn hiệu nộp đơn đăng ký sẽ được đánh giá khả năng đăng ký trong giai đoạn này. Thông qua quá trình thẩm định, nhãn hiệu sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí. Nếu nhãn hiệu đáp ứng được các tiêu chí về yêu cầu cho khả năng phân biệt, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trong phạm vi yêu cầu. 

Thời gian thẩm định nội dung là 09-12 tháng. Tuy nhiên, mốc thời gian trên chưa bao gồm thời gian để sửa chữa những thiếu sót trong quá trình thẩm định nội dung. Nếu cần bổ sung tài liệu, tổ chức cá nhân cần liên hệ Cục sở hữu trí tuệ để làm rõ tài liệu và thông tin cần bổ sung. Nếu không bổ sung kịp thời, đơn đăng ký có thể bị từ chối. 

Giai đoạn 4. Cấp văn bằng bảo hộ

Nếu nhãn hiệu chứng nhận qua quá trình thẩm định nội dung đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ sẽ được ra thông báo cấp văn bằng bảo hộ. Khi đó, cá nhân tổ chức nộp đơn sẽ tiến hành đóng phí cấp văn bằng để chính thức được cấp văn bằng bảo hộ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Quy định về chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

T2T3T4T5T6T7CN
303112345678910111213141516171819202122232425262728293031123456789
: